Phụ huynh học sinh "dung dưỡng" tham nhũng trong giáo dục !

Tại cuộc Đối thoại Phòng, chống tham nhũng với chủ đề “PCTN trong lĩnh vực giáo dục”, rất nhiều phụ huynh bày tỏ họ sẵn sàng chấp nhận các khoản chi ngoài học phí cho việc học tập của con em mình.

Tại cuộc Đối thoại Phòng, chống tham nhũng với chủ đề “PCTN trong lĩnh vực giáo dục”, rất nhiều phụ huynh bày tỏ họ sẵn sàng chấp nhận các khoản chi ngoài học phí cho việc học tập của con em mình.

Không muốn đứng ngoài “vòng luẩn quẩn”!

Qua kết quả khảo sát thực trạng một số vấn đề về tham nhũng trong giáo dục của TTCP, khi tuyển sinh đầu cấp, có tới 67% phụ huynh cho rằng việc bỏ chi phí để xin con em vào trường tốt là chuyện bình thường.

Về các khoản phí ngoài quy định, 56% phụ huynh đồng tình vì theo họ, việc này tạo cơ hội cho họ đóng góp thêm với nhà trường để có điều kiện dạy và học tốt hơn. Hay trong học thêm, hơn 67% phụ huynh tán thành sự cần thiết của học thêm tại trường.

Phụ huynh học sinh thậm chí còn lo mình đứng ngoài vòng "tham nhũng" - ảnh minh họa
Phụ huynh học sinh thậm chí còn lo mình đứng ngoài vòng "tham nhũng" - ảnh minh họa

Tương ứng, đối với từng dạng tham nhũng trên, 70%, 58% và 84,8% phụ huynh khẳng định nhiều người quen của họ cũng làm như vậy.

Tâm lý của phụ huynh học sinh là không ai muốn đứng lẻ loi ngoài vòng luẩn quẩn của sự lan tỏa xã hội. “Phụ huynh không chỉ tham gia mà còn khuyên các phụ huynh khác tham gia”, Phó Cục trưởng Cục CTN (TTCP) Ngô Mạnh Hùng nhận định.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý, tham nhũng trong giáo dục vẫn tồn tại ở một số mặt như trong dạy thêm và học thêm, trong tuyển sinh đầu cấp, trong thực hiện các khoản thu. Thứ trưởng Phạm Vũ Luận thì cho biết, các hành vi tham nhũng rất khác nhau ở mỗi cấp học phổ thông và đại học.

Tuy nhiên, bản thân ông Luận cũng phải thừa nhận, công cuộc đấu tranh PCTN trong lĩnh vực giáo dục chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội và dư luận.

Tham nhũng trong giáo dục có thể không phổ biến, thiệt hại về kinh tế không nhiều song hậu quả của nó lại khá nghiêm trọng bởi phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, tới gần hết các gia đình.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN Vũ Tiến Chiến còn nhận định, một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong giáo dục đã gây tác động xấu về nhiều mặt, làm giảm uy tín của ngành, của các nhà giáo, thậm chí tổn hại tới đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Phải hiện thực hóa các cam kết trên giấy

Nhiều nhà tài trợ kiến nghị đã đến lúc phải điều phối chặt chẽ hơn, tăng cường kiểm tra quản lý tài chính trong giáo dục. Giám đốc Ngân hàng Thế giới V.Kwakwa đề xuất, Việt Nam cũng nên xem xét lại cơ cấu học phí, cơ chế tiền lương cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và các vấn đề cần được giải quyết từng bước.

Đại diện Tổ chức Minh bạch quốc tế thì cho rằng, Việt Nam hãy xác định mức độ ưu tiên để đảo bảm thành công của những nỗ lực PCTN trong giáo dục. Trước hết, tăng cường mức độ liêm chính ở một số cơ sở giáo dục, rồi nếu hiệu quả mới triển khai mở rộng.

Đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman đánh giá, những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt trong việc xây dựng một hệ thống luật pháp, đặc biệt là ban hành Luật Phòng chống tham nhũng và Chiến lược Phòng chống tham nhũng quốc gia là không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, những cam kết đó mới chỉ thể hiện trên giấy tờ và phải được hiện thực hóa trên thực tiễn. “Tham nhũng trong giáo dục là mối đe dọa đối với mục tiêu phát triển bền vững. Và tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng lòng với một viễn cảnh là ngành giáo dục không thể có tham nhũng”, Đại sứ Bergman khẳng định.

Hoàng Thư

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền

"Chưa đủ mạnh để ngăn ngừa tiêu cực trong giáo dục"

Phụ huynh học sinh "dung dưỡng" tham nhũng trong giáo dục ! ảnh 2
ông Trần Văn Truyền

PV: Theo ông, những cuộc đối thoại như hôm nay có giải quyết được thực trạng “chạy trường, chạy lớp” hay không?

*. Nói chung tiêu cực trong giáo dục cũng có nhiều. Những năm qua Bộ GD&ĐT đã đề ra nhiều chương trình chống tiêu cực, đặc biệt là “3 không” cũng đã đạt được kết quả bước đầu. Nhưng chưa phải là mạnh, chưa đủ liều lượng để ngăn ngừa tiêu cực trong lĩnh vực này.

PV: Nhiều nước coi chạy trường, xin điểm là tham nhũng. Việt Nam thì sao?

*. Trước tiên phải phân biệt rõ hành vi nào bị coi là tham nhũng, là tiêu cực. Nếu dùng tình cảm, nể nang để làm việc làm này thì coi là tiêu cực, không phải là tham nhũng. Nhưng tiêu cực này cũng không được tồn tại, khuyến khích vì như vậy sẽ không công bằng với xã hội, không đúng với qui định của pháp luật.

Cái khó của chúng ta là chưa phân biệt rạch ròi hành vi nào là tham nhũng, hành vi nào là bình thường, nên thấy có quà cho ai đó thì cho là tham nhũng. Như vậy sẽ không còn quan hệ xã hội bình thường. Song nếu lạm dụng để biến thành đặc quyền, đặc lợi cho mình thì đó là các biểu hiện của tham nhũng.

PV: Ông đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng “Phong trào 3 không trong giáo dục đang đi xuống”?

*. Tôi chưa đánh giá được nhưng tôi nghĩ rằng lúc đầu dịp nào cũng phải có sự phát động. Đương nhiên phát động phải rầm rộ. Nhưng vấn đề ưhiện nay là phải đi vào chiều sâu bằng những việc làm cụ thể: đưa ra những qui chế, cơ chế kiểm tra, giám sát, xây dựng đạo đức nhà giáo… Và đã đi vào chiều sâu mà bớt rầm rộ là lẽ đương nhiên. 

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Huy Anh

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...