Phụ huynh học sinh của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam kêu cứu

GS.TS.NSND. Ngô Văn Thành và Dàn nhạc dây 140 em học sinh sinh viên của Học viện trình diễn tác phẩm "Trở về đất mẹ" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Ảnh: Hồ Hồng Dung
GS.TS.NSND. Ngô Văn Thành và Dàn nhạc dây 140 em học sinh sinh viên của Học viện trình diễn tác phẩm "Trở về đất mẹ" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Ảnh: Hồ Hồng Dung
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam là một cơ sở đào tạo âm nhạc lâu đời, ổn định và phát triển hơn 60 năm, nhưng trong những ngày dịch bệnh COVID-19 hoành hành này, học sinh và phụ huynh học sinh lại đối diện với nỗi lo lắng khác, khiến họ phải kêu cứu nhiều nơi…

Chủ trương cứng nhắc

Công văn số 3216/BGDĐT-GDTX ngày 2/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn số 2785/SGDĐT-GDTX-CN ngày 5/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội yêu cầu Học viện phải “phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) trên địa bàn, tổ chức giảng dạy văn hóa đối với học viên của các trường đào tạo nghệ thuật có nguyện vọng học Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS để xét tốt nghiệp THCS, cấp bằng tốt nghiệp THCS hoặc học Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, cấp bằng tốt nghiệp THPT”.

Mấy chục năm qua và hiện nay, trong Học viện có Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản, dạy các cấp học từ lớp 6 đến lớp 12. Hoạt động này đặt dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa và được cấp mã định danh HVANQG. Chất lượng đào tạo những năm qua đều rất tốt, điều đó thể hiện ở tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm rất cao (năm 2020 đạt 100%, và năm 2021 đạt 99%).

Theo công văn của ngành Giáo dục và Đào tạo trên đây thì ngay lập tức từ năm học 2021-2022 việc chủ trì, quản lý công tác đào tạo văn hóa của Học viện phải được chuyển ra một Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn. Thông tin này gây choáng váng và lo lắng lan ra khắp các phụ huynh học sinh trong toàn Học viện, từ Hà Nội đến các tỉnh xa. Học sinh của Học viện là học sinh năng khiếu, đặc thù, đến từ mọi địa phương trong cả nước, bắt đầu từ hệ sơ cấp, học lớp 6 phổ thông.

Trong đơn kêu cứu của tập thể phụ huynh học sinh gửi các cơ quan có thẩm quyền và báo chí, các phụ huynh nêu rõ quan điểm lo lắng, không đồng tình và kiến nghị giữ ổn định. Học sinh năng khiếu không giống đối tượng chung của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong cả nước. Học sinh học âm nhạc song song với học văn hóa, nên rất cần được học trong cùng một trường, để bảo đảm sự phối hợp hài hòa giữa hai lĩnh vực.

Các con vừa học vừa phải thực hành là tham gia biểu diễn để nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là các dịp lễ tết, học sinh có thể tham gia các đoàn đi biểu diễn ở nhiều tỉnh, thậm chí tham gia chương trình quốc tế… Những trường hợp đó các thầy cô giáo dạy văn hóa dễ dàng điều chỉnh, thay đổi lịch học để bảo đảm yêu cầu hài hòa giữa dạy âm nhạc và dạy văn hóa với mỗi học sinh.

Nếu thay đổi mô hình hiện nay, chuyển việc học văn hóa ra khỏi Học viện, tức là hai bên tách biệt nhau, thì chắc chắn cả việc học âm nhạc và việc học văn hóa đều bị ảnh hưởng tiêu cực.

Thành lập trường phổ thông năng khiếu

Trong diễn biến khác, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đang khẩn trương xúc tiến Đề án thành lập trường phổ thông năng khiếu âm nhạc trực thuộc Học viên, theo quy định của Luật Giáo dục, nhằm mục tiêu thu hút học sinh yêu thích âm nhạc, bồi dưỡng, đào tạo, tạo điều kiện để hình thành, phát hiện các tài năng âm nhạc trong cả nước, tạo nguồn cho đào tạo tài năng âm nhạc đỉnh cao. Như vậy, việc giáo dục, đào tạo của Học viện có sự kế thừa liên tục, bảo đảm chất lượng đào tạo môn năng khiếu và văn hóa phổ thông trong trường.

Hơn nữa, tại Công văn số 2663/VPCP-KGVX, ngày 19/4/2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc đào tạo đặc thù, chuyên sâu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan đề xuất với Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, phù hợp với thực tiễn trong Quý IV năm 2021.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thuộc các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng mang tính đặc thù kết hợp giữa đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hóa cho đến khi Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.

Do đó, các phụ huynh học sinh Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tha thiết kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chờ Nghị định mới của Chính phủ và tạo điều kiện để Học viện thành lập trường phổ thông năng khiếu âm nhạc.

Nếu thực hiện ngay theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc học tập của học sinh Học viện bị đứt gãy và học sinh sẽ phải nhận thêm bằng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, rất bất tiện cho học sinh học lên các bậc học cao hơn hoặc đi học nước ngoài. Đây là điều lo lắng, không đồng tình lớn nhất đối với các phụ huynh.

“Điều đáng quan tâm nữa là bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của học sinh cũng như sinh kế của nhiều gia đình, hơn lúc nào hết, giai đoạn này chúng tôi cần ổn định, hạn chế những lo lắng phát sinh”, các phụ huynh đề nghị.

Các phụ huynh và dư luận hy vọng Bộ Giáo dục và Đào tạo dành sự quan tâm sâu sát đến đặc thù của đào tạo âm nhạc, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, tạm dừng việc chuyển đổi mô hình giảng dạy văn hóa từ Học viện sang Trung tâm GDNN - GDTX để bảo đảm sự ổn định lâu dài, tránh xáo trộn, đứt gãy đối với nhà trường, học sinh và phụ huynh học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đọc thêm

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.