Phụ huynh, giáo viên bộn bề suy tư bước vào năm học mới

Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm học 2021-2022 khởi đầu với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID -19. Vui khi con bước vào năm học mới nhưng nhiều phụ huynh cũng lo ngại dạy online sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, còn các giáo viên vất vả hơn mọi năm.

Phụ huynh lo ảnh hưởng chất lượng dạy học

Chị Mai Thị Lý (Đông Hà, Quảng Trị) có hai đang học lớp 9 và lớp 3 lo lắng: “Biết là do hoàn cảnh dịch bệnh nhưng nhìn các con học online tôi vẫn không yên tâm bằng đến lớp. Bởi trên cùng máy tính có nhiều phần mềm trò chuyện, game online nêu nhiều lúc các cháu vẫn còn mải trò chuyện trong khi phụ huynh không thể giám sát liên tục”.

Chị Lý cho rằng để học online hiệu quả, các thầy cô nên có phương pháp giảng dạy thu hút học sinh, thường xuyên tương tác để tránh tình trạng nhiều học sinh không theo kịp bài sinh ra chán nản, mở các ứng dụng khác ra chơi đùa.

“Ở trên lớp, thầy cô nhắc nhở liên tục, kiểm tra bài bất chợt mà vẫn còn tình trạng nói chuyện riêng, huống gì học qua máy tính. Tôi vẫn hy vọng dịch bệnh sớm được khống chế để học sinh quay lại lớp học, đảm bảo chất lượng giảng dạy”, chị Lý nói.

Trong khi nhiều nơi học sinh được đến trường trở lại nhiều phụ huynh vẫn không khỏi lo lắng. Ngồi tỉ mẩn bọc từng cuốn vở cho con chuẩn bị năm học mới, chị Trịnh Thị Lan (36 tuổi) cho biết ở huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) học sinh đã được đến trường học. Vui mừng vì con có thể đi học trở lại nhưng chị Lan vẫn lo bởi nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn trong cộng đồng và việc tiếp xúc với bạn cùng lớp với bậc tiểu học là khá nhiều.

Chị Lan chuẩn bị cho con bước vào năm học mới.

Chị Lan chuẩn bị cho con bước vào năm học mới.

“Cho con đi học cũng lo nhưng chỉ biết dặn con đến lớp không được bỏ khẩu trang ra, hạn chế gần bạn. Giờ dịch thế này phải thích nghi dần thôi”, chị Lan băn khoăn.

Còn Thiên Thư (học sinh lớp 10, TP HCM) thấp thỏm khi năm học mới bắt đầu mà dịch bệnh trên địa bàn vẫn phức tạp. Thư cho rằng khi học qua online nếu có chỗ chưa hiểu rõ rất khó hỏi lại thầy cô do có quá nhiều câu hỏi. Hơn nữa giảng trực tuyến khiến thầy cô khó chuyển tải hết nội dung cần diễn đạt.

"Ngoài ra, mỗi khi bạn nào phát biểu thì lại có nhiều bạn khác bật míc nói chen vào cảm giác rất khó chịu, đó là chưa kể những bạn quên tắt míc khiến buổi học bị phân tán bởi những câu chuyện gia đình vọng vào, mỗi khi như vậy thầy cô lại nhắc nhở tắt míc, mất một lúc mới ổn định lớp học”, Thư nói.

Hầu hết các phụ huynh đều lo lắng học trực tuyến sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Bởi với học sinh có ý thức học tập tốt có thể theo kịp bài còn những em vốn mải chơi, không theo kịp bài sẽ dễ lỡ nhịp rồi sinh tâm trạng buông xuôi, càng lúc càng không theo kịp các bạn cùng lớp.

Giáo viên e ngại mất điện, mạng kém

Không chỉ phụ huynh, học sinh mà cả các thầy cô giáo cũng bộn bề suy tư khi chuẩn bị bước vào một năm học đặc biệt. Cô Lê Thu Phương (giáo viên trường Tiểu học Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội) cho biết, trước khi bước vào năm học mới nhà trường đã có một cuộc khảo sát về trang thiết bị của học sinh.

Việc khảo sát chia làm 3 đối tượng gồm: học sinh có đủ thiết bị học tập và không có phụ huynh học cùng; học sinh có đủ thiết bị học tập nhưng không có phụ huynh học cùng và học sinh không có thiết bị học tập.

Việc điều tra thông tin như trên sẽ giúp nhà trường nắm được tình hình cơ sở vật chất, mức độ theo kịp chương trình học online của học sinh. Từ đó có giải pháp triển khai dạy học phù hợp.

Theo cô Phương, năm học này giáo viên có phần vất vả hơn bởi khi khảo sát các thông tin học sinh đều sử dụng các phần mềm. Phụ huynh có người biết thì cập nhật kịp thời còn phụ huynh nào không rõ thì giáo viên phải gọi điện thoại hướng dẫn từng bước.

“Hơn nữa, hình thức giáo án thay đổi mà năm học mới đã cận kề. Giờ chỉ mong hết dịch để dạy các con trực tiếp vì học trực tuyến chất lượng khó kiểm soát và say này dạy trên lớp sẽ vất vả hơn”, cô Phương chia sẻ.

Cô Nguyễn Huyền Trang (giáo viên cấp 2 tại thị xã Kinh Môn, Hải Dương) đã là năm thứ hai giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, cô Trang chia sẻ, học sinh vào lớp 6 chưa quen phương pháp bậc trung học cơ sở nay lại giảng dạy trực tuyến nên càng vất vả hơn.

Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu thiết bị học tập, đường truyền mạng internet kém, mất điện… cũng ảnh hưởng đến việc dạy học trực tuyến. “Dạy học trực tuyến vất vả cả cô và trò nên giờ chỉ mong hết dịch để đi dạy trở lại”, nữ giáo viên bộc bạch.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?