Phòng chống “Tham nhũng vặt” (Kỳ 3): Cương quyết không tiếp tay sai phạm

Ông Phí Ngọc Tuyển
Ông Phí Ngọc Tuyển
(PLVN) - Theo ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, một trong những nguyên nhân khiến nạn “tham nhũng vặt” (TNV) chưa được xử lý triệt để là sự vào cuộc chậm và chưa quyết liệt của cơ quan chức năng. Thậm chí, nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm rõ ràng nhưng cứ chờ đợi xử lý hành chính, hoặc xử lý chưa nghiêm.  

Có nhiều điều phải bàn

Thưa ông, khi đã nhận diện rõ hành vi TNV, sắp tới, trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN), chúng ta cần đề ra những giải pháp cụ thể nào để giải quyết “căn bệnh kinh niên” này? Văn bản luật có nên làm rõ khái niệm thế nào là hành vi TNV để thuận tiện trong quá trình xử lý?

- Luật PCTN dựa trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp tổng thể đối với mọi loại hình tham nhũng chứ không dừng lại ở một loại tham nhũng - trong đó có TNV. Về vấn đề này, Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, giúp Chính phủ xây dựng một Chỉ thị về phòng chống TNV, trong đó tập trung vào những giải pháp trước mắt để làm sao công cuộc chống TNV có chuyển biến ngay. Hiện chúng tôi đang hoàn thiện dự thảo này.

Cụ thể, dự thảo Chỉ thị yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) thuộc thẩm quyền trong thực thi công vụ.

Cùng với đó là đẩy mạnh cải cách hành chính; công khai minh bạch các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính; loại bỏ các thủ tục không cần thiết khi giải quyết yêu cầu của người dân, doanh nghiệp (DN) - đây được cho là giải pháp căn cơ, quan trọng. Ngoài ra, phải tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, áp dụng công nghệ thông tin nhằm hạn chế sự giao tiếp trực tiếp giữa CBCC với người dân.

Luật PCTN sửa đổi năm 2018 đã liệt kê 12 hành vi gọi là tham nhũng, trong đó có hành vi “nhũng nhiễu”, “gây phiền hà” khi giải quyết yêu cầu của dân, DN. Đối với các giải pháp để tiến tới xử lý, phòng ngừa các hành vi này thì hệ thống pháp luật của chúng ta cũng đã có, chỉ là do trước đây trong quá trình áp dụng, chúng ta thường chỉ xử lý hành chính, cho nên tính cương quyết và tính răn đe chưa cao.

Nhiều ý kiến cho rằng, vì lợi ích cục bộ mà một số bộ, ngành, địa phương sẽ viện các lý do để không muốn từ bỏ những thủ tục, điều kiện mà thông qua đó có thể trục lợi. Chính vì vậy các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống TNV sẽ gặp khó khăn khi triển khai. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

- Câu chuyện PCTN khi đi sâu vào bản chất thì có nhiều điều phải bàn. Chẳng hạn chuyện người dân đưa con vào bệnh viện, họ cũng băn khoăn có nên đưa phong bì cho bác sĩ hay không? Mọi người đưa mà mình không đưa thì con của mình có được bác sĩ điều trị tích cực không? Câu chuyện xin cho con vào trường học cũng tương tự.

Ông Phí Ngọc Tuyển cho rằng, sở dĩ cán bộ thuế có thể gây khó cho DN trong áp dụng thuế là bởi vì vẫn còn tồn tại “khung áp thuế” nên có tình trạng du di, mặc cả với DN trong mức áp thuế đó.

Hoặc quy định về từ ngữ, giấy tờ trong lĩnh vực đất đai còn mập mờ nên cán bộ địa chính mới có cơ hội hành dân.

Ngay cả môi trường giáo dục là nơi dạy dỗ, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cũng vẽ ra đủ chuyện để đánh giá, dạy thêm, học thêm v.v... 

Cá nhân đã vậy, nhìn rộng ra thì các quốc gia cũng thế. Các nước trên thế giới đều đang kêu gọi hợp tác với các quốc gia khác trong việc thu hồi tài sản tham nhũng, nhưng những bước đi và thao tác thực tế lại rất chậm.

Bởi suy cho cùng thì ai cũng muốn giữ lại lợi ích cho mình, dù họ biết rằng khối tài sản kia là do ông A, bà B tham nhũng của nước khác mà có, nhưng lại đang được giữ và có tác dụng làm giàu cho đất nước mình nên chưa sẵn sàng hợp tác. 

Vì vậy, chống tham nhũng có lẽ khó khăn nhất là từ nội tâm - từ cá nhân đến từng tổ chức, quốc gia đều có sự giằng xé, cân đong về lợi ích công và lợi ích tư. Tôi cho rằng những vấn đề này không thể giải quyết chỉ bằng một quy định cụ thể của pháp luật mà phải kết hợp với một nền tảng giáo dục, văn hóa để con người từng bước bước ra khỏi cuộc đấu tranh này.

Với những hành vi sai trái thì vừa đấu tranh bằng pháp luật và dư luận xã hội chứ không phải mọi vấn đề đều quy về pháp luật được. Khó khăn là như vậy.

Cần thái độ dứt khoát

Từ những số liệu báo cáo về tình trạng chi phí không chính thức mà các DN và người dân phải bỏ ra khi thực hiện thủ tục hành chính, theo ông, cơ quan chức năng có thể tiến hành các cuộc điều tra cụ thể để xử lý đến nơi đến chốn tình trạng TNV?

- Hàng năm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thường có điều tra về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, đối với nội dung về tham nhũng thì có điều tra về các khoản chi phí không chính thức của DN. Còn Bộ Nội vụ có điều tra về chỉ số SIPAS - đo sự hài lòng của người dân... 

Nếu từ kết quả điều tra xã hội học ấy mà mở cuộc điều tra cụ thể sẽ rất khó khăn, vì điều tra xã hội học không đưa ra được một vụ việc, một địa chỉ cụ thể mà chỉ cho chúng ta một đánh giá chung. Tuy nhiên, thông qua các con số trong điều tra xã hội học, các nhà quản lý xã hội, hoạch định chính sách mới biết rằng trong lĩnh vực nào đang tồn tại nhiều điều kiện cho cơ chế xin - cho, biến thành hành vi hạch sách, phiền hà cho người dân, từ đó rà soát lại hệ thống pháp luật, ban hành chính sách để thắt chặt hơn.

Hiện nay, Chính phủ đang rất quan tâm vấn đề này. Nghị quyết số 02 của Chính phủ ban hành đầu năm 2019 cũng có chỉ tiêu về nâng cao chỉ số kiểm soát tham nhũng. Trong Chỉ thị chống TNV tới đây, Chính phủ cũng sẽ đề cập tới cơ chế tăng cường việc đo lường sự hài lòng của người dân, DN đối với hệ thống hành chính.

Ông có thể cho biết thông điệp mà Chỉ thị hướng tới là gì? Người dân có thể có kỳ vọng nạn TNV sẽ chuyển biến tích cực sau khi Chỉ thị được ban hành? 

- Nếu có sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp thì tôi tin nạn TNV sẽ có chuyển biến tốt. Tất nhiên là vi phạm phổ biến như thế, mình không mong sẽ giải quyết trong một thời gian ngắn. 

Trong Chỉ thị sắp tới, Chính phủ mong muốn người dân, DN cương quyết không đồng lõa với sai phạm. Nếu mình chấp hành đúng pháp luật mà cán bộ, công chức gây khó dễ, sách nhiễu thì dứt khoát không đưa tiền và hãy chuyển sang tố cáo.

Bây giờ có rất nhiều kênh để người dân tố cáo tiêu cực, tham nhũng tới cơ quan có thẩm quyền, như phản ánh tới báo chí, qua đường dây nóng, qua thư điện tử... Muốn chống TNV rất cần sự ủng hộ, chấp hành từ phía người dân, DN chứ không chỉ từ phía cán bộ, công chức cơ quan nhà nước.

Trân trọng cám ơn ông!

Ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - pháp luật (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam):

Ngoài công tác tuyên truyền, nhất là nêu gương người tốt việc tốt, báo chí cũng cần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật để làm sao hạn chế đến mức muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được.

Hiện nay nhiều cơ quan, ban ngành đã ban hành các quy tắc ứng xử trong các cơ quan công quyền, nhất là cơ quan trực tiếp tiếp xúc hàng ngày với dân. Những quy tắc này tôi thấy rất tốt.

Như vậy, chính sách, pháp luật đi từ thấp đến cao. Cùng với đó đẩy mạnh công tác giám sát của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là tổ chức công đoàn trong các DN nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.