Phòng chống “Tham nhũng vặt” (Kỳ 2): Nguy cơ của sự suy giảm lòng tin

Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an)
Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an)
(PLVN) - “Tham nhũng trong các vụ đại án cũng chỉ khu biệt ở một lĩnh vực, một địa phương, nhưng “tham nhũng vặt” (TNV) diễn ra trên toàn xã hội, tạo ra cuộc khủng hoảng tâm lý và khủng hoảng lòng tin bắt đầu từ đây. Dân là gốc của nước, nhưng khi dân đã mất niềm tin thì vai trò lãnh đạo của Đảng bị đe dọa. Tính nguy hiểm của TNV nằm ở khía cạnh đấy chứ không phải vì cái phong bì một vài trăm hay một, hai triệu đồng”.

Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) đã nhận định như vậy khi đánh giá về những hậu quả mà nạn TNV gây ra đối với xã hội. Ông cho rằng, trong rất nhiều nguyên nhân thì tham nhũng là một trong những nguyên nhân đe dọa sự tồn vong của chế độ, làm suy thoái, lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng. Dân mất niềm tin vào Đảng cũng bởi vì những cán bộ, công chức tham nhũng phần lớn đều là đảng viên.

Tâm lý “tặc lưỡi cho qua”

Đặc thù của TNV là lót tay, phong bì. Do vậy, có thể nói, hành vi tham nhũng nói chung và TNV nói riêng đều xuất phát từ hai phía. “Trước việc bị gây khó khăn, phiền hà, hồ sơ bị trả đi trả lại nhiều lần thì người dân và doanh nghiệp (DN) thường có xu hướng đồng ý bỏ ra khoản tiền nhỏ. Khoản tiền này có thể do nhân viên, cán bộ hành chính gợi ý, cũng có thể họ nói thẳng ra là phải có tiền xăng xe, chè nước, điện thoại.... và trong nhiều trường hợp khác là ép buộc” - Trung tá Đào Trung Hiếu nhìn nhận.

Phân tích rõ hơn tâm lý của các bên trong mối quan hệ này, ông Hiếu cho biết, vì muốn được việc nên người dân và DN phải thực hiện yêu cầu của cán bộ nhà nước, hoặc trước đó họ đã thực hiện việc này nhiều lần, nhiều nơi nên thấy  đây là thông lệ khi tiếp cận với khối hành chính; nó đã diễn ra đến mức phổ biến trong xã hội nên họ coi đây là việc bình thường, đương nhiên phải thế. Đó là tư duy “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” đã ăn sâu thành nếp ứng xử trong đời sống ở Việt Nam. 

Cũng có ý kiến cho rằng, bên cạnh vấn đề đạo đức công vụ xuống cấp, việc được lót tay bằng những khoản “chi phí bôi trơn” mà DN và người dân phải bỏ ra đã khiến cán bộ thực thi quyền lực nhà nước nhiệt tình, hăng hái hơn trong công việc và đây cũng là “động lực” để họ giải quyết nhu cầu của người dân một cách nhanh chóng?

Không hoàn toàn thừa nhận quan điểm này, nhưng Trung tá Hiếu nhận định: Tính hám lợi và lòng tham thì hầu như ai cũng có. Tuy nhiên, khi “anh” đã là cán bộ, công chức, giữ những vị trí nhất định trong cơ quan công quyền, lại được hưởng những chế độ, bổng lộc được pháp luật quy định cho vị trí công tác của mình và thứ đó lại lấy từ thuế của dân thì đương nhiên phải phụng công theo đúng quy định. Việc “anh” đòi thêm “phết phẩy” là sai trái, không thể chấp nhận.

“Và cũng có thể không loại trừ trường hợp là bản thân người giữ chức vụ, quyền hạn đó cũng cần có một khoản tiền để đi biếu cấp trên. Rất có thể họ cũng phải chạy chọt, cũng bị TNV bởi những người có chức vụ cao hơn. Và khi có “chất kích thích” bởi đồng tiền thì công việc sẽ được giải quyết nhanh hơn so với không có gì” - chuyên gia tội phạm học phân tích.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực xã hội

Nhấn mạnh đến những hệ lụy mà TNV gây ra đối với xã hội, Trung tá Đào Trung Hiếu chỉ rõ, tuy không gây nhiều thiệt hại cho nạn nhân (người dân và DN), nhưng nhiều hậu quả do TNV để lại không nhìn thấy được bằng mắt thường. Đó là nó làm suy giảm lòng tin của người dân vào sự liêm chính của cơ quan nhà nước. Khi lòng tin đã bị suy giảm thì chúng ta rất khó trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; rất khó trong việc huy động sức dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

TNV còn góp phần làm băng hoại đạo đức xã hội, những giá trị truyền thống của dân tộc bị mất đi. Sự sách nhiễu, phiền hà của cán bộ nhà nước luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực xã hội tác động lên tâm lý con người. Người dân có thể chống đối pháp luật, chống đối Nhà nước cũng bởi sự suy giảm lòng tin. 

Cho rằng người dân chính là thước đo về độ minh bạch, liêm chính của quyền lực nhà nước, vì vậy để chống TNV một cách hiệu quả và tận gốc, Trung tá Đào Trung Hiếu kiến nghị, bên cạnh việc đề cao vai trò người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức trong việc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tham nhũng, cũng cần phát huy quyền giám sát của người dân, công khai dân chủ trong hoạt động của cơ quan công quyền. Đặc biệt phải xóa bỏ cơ chế xin - cho.

“Đã nói tới chuyện xin cho, ban phát thì anh phải làm cho tôi hài lòng tôi mới ban phát cho anh. Còn công khai, minh bạch thì cứ theo đúng barem mà làm thì anh không làm được gì tôi cả”-ông Hiếu bình luận.

 Vẫn lời ông Hiếu, trước năm 2004, Bộ Thương mại duy trì quota trong việc xuất khẩu hàng may mặc và đây là miền đất đẻ ra tham nhũng. Các DN trong nước khi tìm đầu ra cho thị trường nước ngoài đã bị ràng buộc bởi các quy định, kiểu như: “Năm nay chỉ được xuất từng này, từng kia”. Điều đó là cực kỳ vô lý. Nhưng khi chúng ta xóa quy định quota thì hiện tượng TNV trong lĩnh vực thương mại mất hẳn.

Tương tự, khi áp dụng cơ chế tự chủ trong môi trường y tế thì tình trạng đòi phong bì giảm rất nhiều. Vì từ khi các bệnh viện hướng đến tự chủ hóa, họ phải cạnh tranh với nhau để có bệnh nhân, đương nhiên câu chuyện sách nhiễu theo kiểu ban phát cơ chế xin - cho không còn. Khi đó TNV đã bị triệt tiêu từ gốc. 

(Còn tiếp)

Ông Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học chiến lược Thanh tra (Thanh tra Chính phủ):

Đi nộp phạt cũng không phải dễ

TNV tồn tại là do quy định của pháp luật rườm rà, đi đến đâu người dân cũng gặp khó khăn, mà khó khăn là tốt nhất tìm người quen, phong bì. Lẽ ra khi làm thủ tục hành chính, người dân phải tìm hiểu quy định của pháp luật ra sao, nhưng tâm lý chung của xã hội - ngay cả cán bộ công chức - thì việc đầu tiên nghĩ đến là xem có ai quen không? Sau đó là nhờ vả và đưa phong bì. 

Vì quy định gây khó dễ cho người dân, DN thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình nên bây giờ đi nộp thuế hay nộp phạt cũng không phải dễ, thậm chí trong miền Nam còn có cả “cò nộp phạt”. Vì sao? Vì phải qua nhiều thủ tục. Ngay cả điều kiện kinh doanh, mỗi 1 điều kiện kinh doanh là 1 giấy phép con, mỗi giấy phép con không làm được là người dân phải đưa tiền.

Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an):

Muốn biết đạo đức cán bộ, hãy hỏi DN

Tội phạm tham nhũng là một dạng tội phạm có độ ẩn cao, tức là có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không bị phát hiện hoặc bị phát hiện nhưng không xử lý đến nơi đến chốn. Bản thân người nhận chẳng bao giờ tự tố cáo mình, còn người đưa vì muốn được việc nên tặc lưỡi chấp nhận.

Thế thì chỉ có thể làm rõ và hiểu được một cách tương đối thông qua hoạt động điều tra xã hội học, qua phát phiếu thăm dò, qua phỏng vấn người dân, qua mạng xã hội... để đo mức độ tín nhiệm của người dân, DN đối với cơ quan công quyền. Có người nói rằng, muốn biết chất lượng của cán bộ thì hỏi ngay DN. Hỏi DN thì sẽ biết đạo đức cán bộ, công chức ra sao. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.