Phòng chống “Tham nhũng vặt” (Kỳ 1): Chi phí ngầm diễn ra công khai

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Dù đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh, nhưng tình trạng “tham nhũng vặt” (TNV) vẫn xảy ra phổ biến. Điều đáng nói, cảnh “ngã giá” giữa người dân, doanh nghiệp (DN) với cán bộ công quyền nhiều khi không cần giấu giiếm, che đậy. Nhưng chỉ đến khi báo chí phanh phui, dư luận lên tiếng thì cơ quan chức năng mới vào cuộc.

Vô số chi phí không chính thức

Có thể nói, hầu như tháng nào các cơ quan thông tấn báo chí cũng phản ánh về những vụ việc tiêu cực của cán bộ, công chức (CBCC) trong quá trình thực thi công vụ. Từ chuyện “mãi lộ” của cảnh sát giao thông, chuyện gợi ý “phong bì” của cán bộ địa chính, đến tình trạng phải nộp phí “không chính thức” của DN khi làm thủ tục tại các cửa khẩu hải quan.

Điển hình là vào tháng 4/2018, dư luận dậy sóng với tình trạng các DN phải “xếp hàng” để nộp phí “bôi trơn” khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (Hải Phòng).

Gần đây nhất, cũng qua  báo chí, một vụ “ngã giá” liên quan đến các cán bộ xuất nhập cảnh thuộc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Bắc Giang, Hải Dương đã được đưa ra ánh sáng. Tại đây, người dân khi sửa đổi, bổ sung hoặc làm mới Hộ chiếu phổ thông trong nước nếu có nhu cầu làm nhanh, chỉ cần gợi ý với cán bộ.

Lợi dụng sự sốt ruột của người dân, một số “cò mồi” và cán bộ đã móc nối với nhau để làm hộ chiếu nhanh với mức giá cao gấp chục lần. Nguy hiểm hơn, cảnh mặc cả của cán bộ xuất nhập cảnh diễn ra một cách thẳng thừng, công khai và “cò mồi” thoải mái ra - vào phòng cán bộ để đưa hồ sơ.

Sau vụ việc này, Bộ Công an khẳng định sẽ yêu cầu công an các địa phương tiến hành xác minh, làm rõ. Vài năm trước, khi dư luận bức xúc vì chuyện “mãi lộ”, chung chi của các cảnh sát giao thông diễn ra trắng trợn trên các cung đường dọc từ Bắc vào Nam, Bộ Công an cũng  cho biết sẽ không bao che bất kỳ trường hợp vi phạm nào, bất kể là ai.

Tất nhiên, những lời hứa này - trong chừng mực nào đó - đều đã được thực hiện, chỉ có điều, xử lý được vụ tiêu cực này thì nhiều vụ tiêu cực khác lại tiếp tục xuất hiện với quy mô và mức độ đáng báo động hơn.

 Có lẽ, vì quá bất bình trước thực trạng tiêu cực của lực lượng chấp pháp, phát biểu tại phiên giải trình liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông diễn vào tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chua xót: “Các đồng chí cứ nói ý thức của người dân về an toàn giao thông là không trúng hoàn toàn.

Đầu tiên phải là trách nhiệm xử lý của cơ quan quản lý nhà nước không nghiêm”. Lấy dẫn chứng việc dễ dãi trong việc xử lý xe quá tải, ông Quyền cho biết: Một xe hàng chở quá tải từ Lạng Sơn về đến Cà Mau mới phát hiện được chở quá tải. Vậy nguyên nhân chính là do lực lượng chức năng xử lý không nghiêm hay làm ngơ? Phải làm rõ trách nhiệm, nếu không chỉ ra được trách nhiệm thì mãi mãi không xử lý mối họa tai nạn giao thông.

Với người dân đã vậy, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các DN cũng chịu vô số chi phí không chính thức. Theo kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố vào ngày 28/3 cho biết, bức tranh tổng thể của môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều điểm đáng quan ngại; chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn ở mức cao: 58% DN trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu, 54% DN vẫn phải trả chi phí bôi trơn.

Điều quan ngại hơn cả là những chi phí không chính thức còn làm phát sinh thêm chi phí khác. Chẳng hạn, để hợp pháp hóa chi phí không chính thức sẽ dẫn đến hiện tượng gian dối trong kinh doanh, như buôn bán hóa đơn, báo cáo tài chính, thuế không trung thực...

Nhắc lại báo cáo của lãnh đạo Tổng cục Thuế, Hải quan đánh giá sự tiến bộ trong thái độ làm việc của cán bộ trong ngành, tại Hội nghị tổng kết ngành tài chính năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng vẫn còn tình trạng kẹp phong bì để giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực này.

Đơn cử, một container thông quan mất phí bôi trơn 1 triệu đồng thì một năm DN mất cả chục nghìn tỷ đồng. “Những chi phí này sẽ giết chết DN. Tại sao DN không lớn được? Lý do là đây", người đứng đầu Chính phủ nói và cũng chỉ ra tình trạng DN, hộ kinh doanh quen biết với cán bộ thuế thì được gợi ý để được nộp thuế ít hơn.

Không đủ can đảm thừa nhận

Nhiều ý kiến cho rằng, tuy giá trị không lớn nhưng TNV đã và đang làm thoái hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  từng nhiều lần nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp: “TNV như ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu chứ không phải chỉ có tham nhũng lớn”.

Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cũng ví TNV như ổ mối ăn mòn chân đê, ổ mối tuy nhỏ nhưng có thể phá hủy cả con đê ngàn dặm... Và, dù diễn ra ở hầu hết mọi lĩnh vực, nhưng không phải bộ, ngành, địa phương nào cũng đủ can đảm để thừa nhận rằng vấn nạn này đang tồn tại trong ngành/địa phương mình.

 Trong số ít địa phương dám thừa nhận thực trạng trên, Hà Nội đã công khai nói rõ: “Nạn sách nhiễu, TNV trong cán bộ, công chức một số ngành, lĩnh vực vẫn còn diễn ra gây bức xúc trong xã hội”. Từ vụ vi phạm của một lao động hợp đồng tại UBND phường Văn Miếu (quận Đống Đa) khi giải quyết đăng ký khai tử cho công dân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã yêu cầu lãnh đạo các phường, xã, thị trấn phải thường xuyên tự kiểm điểm xem có còn tình trạng người dân muốn làm thủ tục hành chính phải mất tiền mới được giải quyết hay không. Nếu còn, phải xử lý thật nghiêm. 

Đầu năm nay, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng- Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về PCTN cũng yêu cầu trong năm 2019 phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và DN trong giải quyết công việc; kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.

Tuy nhiên, muốn loại bỏ TNV ra khỏi đời sống xã hội, điều đầu tiên là cần nhận diện rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đặc biệt là tâm lý của các bên trong mối quan hệ đưa và nhận phong bì. Chuyên gia tâm lý về tội phạm học sẽ giải mã hiện tượng này tại Kỳ 2: “Nguy cơ của sự suy giảm lòng tin”.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội cho biết, có rất nhiều ý kiến của cử tri phản ánh về tình trạng tham nhũng nói chung và TNV nói riêng gửi đến Ban Dân nguyện và gửi cho cá nhân ông. Đơn tố cáo, kiến nghị, kêu cứu, cầu cứu... đều có hết.
TNV diễn ra ở mọi ngõ ngách, mọi cấp, mọi ngành, nhưng nhiều nhất vẫn là lĩnh vực đất đai. “Sau khi nhận được đơn phản ánh, kiến nghị của cử tri, các đồng chí phụ trách trong Ban giao cho anh em nghiên cứu, chuyển đến các bộ, ngành, địa phương xem xét. Riêng cá nhân tôi cũng chuyển rất nhiều, tôi chuyển cho cả Thủ tướng và các lãnh đạo ngành, địa phương xử lý.
Có những vấn đề được trả lời đến nơi đến chốn, nhưng cũng có những vấn đề địa phương trả lời chưa có trách nhiệm cao. Với những hồi âm tôi chưa đồng tình thì tôi tiếp tục có văn bản kiến nghị để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, DN”- ông Nhưỡng nói. 

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.