Ăn muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Chúng ta đang ăn muối nhiều hơn gấp 3 – 6 lần như một thói quen, để có cảm giác ngon miệng. Một trong những “thủ phạm” gây ra cao huyết áp là lạm dụng muối ăn và gia vị chứa nhiều muối. Chuyên gia dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyến cáo một số giải pháp giúp giảm lượng muối vào cơ thể...

Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều muối (nước mắm, nước tương, bột nêm, bột ngọt…) thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trong những “thủ phạm” gây ra cao huyết áp là lạm dụng muối ăn và gia vị chứa nhiều muối.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, chúng ta nên ăn ít hơn 5 gam muối mỗi ngày (tức 5000mg), tương đương 1 muỗng cà phê. Nhưng thực tế chúng ta đang ăn nhiều hơn gấp 3 – 6 lần (khoảng 15 - 30gr/ngày) như một thói quen, để có cảm giác ngon miệng.

Để giữ được hạn mức như WHO khuyến cáo, KS.Triệu Thị Ngọc Điệp - Nhóm Tiết chế khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM khuyến cáo, nên áp dụng các biện pháp:

- Ăn trái cây không chấm thêm muối tôm, muối ớt, muối tiêu hay mắm ruốc…

- Hạn chế để muối và nước chấm trên bàn/mâm khi ăn.

- Pha loãng nước mắm để chấm

- Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: bánh snack, xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, đồ hộp (thịt, cá, rau đóng hộp), đậu phộng, hạt điều rang muối.

- Hạn chế dùng các loại thực phẩm khô (khô cá, khô mực, khô bò….) dưa muối, trứng muối…, và các món kho (cá kho, thịt kho nhất là dạng kho khô như thịt kho tiêu…).

- Hạn chế ăn mì gói vì vắt mì (chưa có gói gia vị): có từ 1g đến 3g muối, gói mì (luôn gói gia vị): có từ 2.5g đến 5.5g muối.

- Tăng cường nấu ăn tại nhà, ăn thực phẩm tươi, nên ăn món luộc thay cho món kho, rim, rang. Không thêm nước mắm, nước kho cá, thịt hay nước sốt vào cơm khi ăn.

- Hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi sơ chế, tẩm ướp, nấu ăn, nước luộc rau…

- Đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm trước khi mua.

- Nếm thức ăn trước khi muốn cho thêm muối và gia vị nhiều muối.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.