Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Quảng Ninh

Ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kết luận buổi làm việc.
Ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kết luận buổi làm việc.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ biểu dương tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sau bão số 3 nhưng kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 của tỉnh vẫn có những điểm sáng, nhất trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Quảng Ninh hoàn thành sớm, về đích sớm nhiều chỉ tiêu, mục tiêu 3 chương trình mục tiêu quốc gia...

Ngày 8/10, ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và đoàn công tác đã làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt; giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm nhà dột nát, xuất nhập khẩu; 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh và thực hiện Kết luận tại các Thông báo của Văn phòng Chính phủ.

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh: Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang và toàn dân tham gia tập trung khắc phục hậu quả do bão gây ra, thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách để dành nguồn lực khoảng 1.000 tỷ đồng thực hiện công tác khắc phục thiệt hại.

Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 8,02%. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, ước tăng 20,45%, cao hơn 4,05 điểm % so cùng kỳ. Tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 15,6 triệu lượt, tăng 20% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,59 triệu lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 36.856 tỷ đồng, tăng 39% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến 30/9/2024 đạt gần 40.500 tỷ đồng bằng 73% dự toán. Tỷ lệ giải ngân đạt 32,2% kế hoạch vốn giao đầu năm.

Năm 2023, tỉnh đã hoàn thành xóa 100% nhà tạm, nhà ở dột nát mới phát sinh trên địa bàn tỉnh. Tỉnh tiếp tục phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần sửa chữa xây mới trên địa bàn tỉnh. Đối với việc thực hiện Quyết định 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", tỉnh đã xây dựng lộ trình triển khai thực hiện. Dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành 8.200 căn và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ đã giao.

Đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành mục tiêu của cả giai đoạn. Hiện nay, tỉnh cũng đang tập trung các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa các lĩnh vực còn dư địa phát triển lớn. Quyết tâm giữ mục tiêu phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt 2 con số trong năm 2024.

Để khắc phục triệt để hậu quả của bão số 3 cũng như tạo động lực phát triển trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách riêng, đủ mạnh, hỗ trợ các ngành, lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3; các chính sách ưu đãi về tín dụng đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do bão; chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư, KCN có tính chất đặc thù...

Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh với tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường đã chủ động phòng, chống và ứng phó cũng như nhanh chóng triển khai các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường và khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỉnh cũng triển khai nghiêm túc và hiệu quả các nội dung trong Nghị quyết 143 của Chính phủ về khắc phục hậu quả bão số 3, hỗ trợ khẩn cấp cho người dân và tái thiết kinh tế sau bão.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ biểu dương tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sau bão số 3 nhưng kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 của tỉnh vẫn có những điểm sáng, nhất trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Quảng Ninh hoàn thành sớm, về đích sớm nhiều chỉ tiêu, mục tiêu 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện hiệu quả Đề án 06; nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, đặc biệt triển khai những giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết 143 của Chính phủ về phục hồi sản xuất, sửa chữa nhà cửa, đường giao thông, ổn định đời sống cho người dân; đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nông, lâm, thủy sản, trong đó quan tâm tái cơ cấu lại cho phù hợp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia và các chủ trương lớn của Chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường thúc đẩy xuất nhập khẩu; tăng cường xúc tiến phát triển du lịch để tạo động lực phát triển mới cho địa phương. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế trọng yếu, còn dư địa phát triển lớn. Phát huy lợi thế của tỉnh trong thu hút các dự án FDI. Đồng thời nâng cao hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh. Tạo nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết những nội dung kiến nghị của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian sớm nhất. Qua đó, tạo điều kiện để tỉnh Quảng Ninh hoàn thành toàn diện các mục tiêu của cả nhiệm kỳ. Tiếp tục giữ vững vị thế của một cực tăng trưởng toàn diện khu vực phía Bắc.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, bà Trịnh Thị Minh Thanh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các chỉ đạo để bổ sung vào nhiệm vụ giải pháp những tháng cuối năm 2024; đồng thời, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống “Kỷ luật – Đồng tâm” trong khắc phục hậu quả bão số 3 cũng như thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Qua đó, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đặt ra.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
(PLVN) - Lúc 10h45 ngày 8/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh: Chúng ta có thể nắm bắt cơ hội từ người đi sau

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đến giao lưu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 7/10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), giao lưu với sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội với chủ đề “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ.

Đưa quan hệ Việt Nam - Pháp đi vào chiều sâu, thiết thực

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Các hoạt động thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Pháp là dấu mốc quan trọng, sẽ tạo thêm khuôn khổ, động lực và mở ra giai đoạn mới để nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp lên một tầm cao mới, vì lợi ích của Nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới...

Phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, TP kết nối toàn cầu

Đoàn chủ tọa điều hành Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 7/10, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, TP kết nối toàn cầu”. Đây là một trong hai sự kiện cấp quốc gia chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do TP Hà Nội phối hợp tổ chức.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%
Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.

'Mái ấm cho đồng bào tôi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Phát biểu tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức vào tối 5/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi chung tay xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.