Phó giáo sư tim mạch chiến thắng ung thư phổi giai đoạn cuối

PGS.TS Đỗ Quốc Hùng
PGS.TS Đỗ Quốc Hùng
(PLO) -Cách đây hơn 5 năm, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng - nguyên Trưởng phòng C7 - Viện Tim Mạch (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) phát hiện mình mắc bệnh ung thư phổi khi đã di căn lên não. Đã có lúc ông nghĩ đến việc điều trị chỉ để cầm cự nhưng với sự hiểu biết, niềm tin và ý chí, ông đã chiến thắng căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối một cách ngoạn mục. 

Phải có tinh thần lạc quan

Nhắc lại thời điểm phát hiện mình mắc bệnh ung thư, PGS Hùng nói rằng bất cứ ai dù là bác sĩ hay kỹ sư, người mạnh mẽ cũng như yếu đuối, tin đó đều là sét đánh ngang tai. Hơn nữa, ông còn phát hiện bệnh khi đã ở vào giai đoạn cuối. Thực sự là quá đỗi bàng hoàng. 

Gia đình ông ai cũng trong tâm trạng lo lắng, bất an còn PGS Hùng thì nghĩ đến chuyện điều trị để cầm cự. Nhưng rồi ông nhớ lại quãng thời gian mấy chục năm làm bác sĩ của mình, chữa cho biết bao bệnh nhân, đối diện với cái chết không biết bao nhiêu lần và ông nghĩ nếu mình gục ngã lúc này thì quả là đã khước từ cơ hội sống của chính mình. Thế là, ông bình tâm suy nghĩ, đón nhận và quyết không gục ngã trước căn bệnh ung thư quái ác. 

Trước, trong và sau khi phát hiện mình mắc bệnh ung thư phổi, PGS Hùng luôn khuyên những bệnh nhân của mình rằng, phải có một tâm lý vững vàng, một niềm tin, ý chí sắt đá thì mới có thể chiến thắng được bệnh tật. Bởi bi quan, chán nản đồng nghĩa với việc đầu hàng, chịu thua và chết.

Khi bản thân mắc bệnh hiểm nghèo ông đã áp dụng đúng những gì đã từng khuyên bệnh nhân của mình. Trong suốt quá trình điều trị, PGS Hùng tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời tự lên mạng tìm tòi thêm những phương pháp hỗ trợ điều trị sao cho đạt kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, ông cũng như tất cả các bệnh nhân mắc ung thư khác khi phải điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị đều gặp phải những tác dụng phụ như: Tóc rụng, nổi mụn nhọt, lở loét, mệt mỏi, chán ăn…. 

PGS Hùng tâm sự, có những lúc tưởng chừng như không sống nổi.Nhưng nhờ phương châm “quên bệnh mà sống” mà ông đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất. Theo PGS.TS Đỗ Quốc Hùng có niềm tin và ý chí là có thể chiến thắng 50% bệnh tật.

Bí quyết 4 chữ T giúp PGS.TS Đỗ Quốc Hùng chiến thắng bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối
Bí quyết 4 chữ T giúp PGS.TS Đỗ Quốc Hùng chiến thắng bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Có bệnh thì vái tứ phương

Bác sĩ, PGS Hùng cũng như tất cả những người bệnh trên đời này, khi có bệnh thì đều “vái tứ phương” với mong muốn được chữa khỏi bệnh. Ông không chỉ điều trị Tây y mà ông còn kết hợp cả Đông y để đẩy lùi căn bệnh ung thư. Cụ thể, ngoài những loại thuốc đặc trị và các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến, ông còn kết hợp với các bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. 

Khi đã áp dụng và đạt được những kết quả tích cực, PGS Hùng khẳng định những bài thuốc Đông y, giúp ông giảm bớt, loại bỏ được những tác dụng phụ khủng khiếp do thuốc men, hóa chất gây ra trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, có điều là trong một mớ hỗn độn thông tin thì người bệnh phải biết chắt lọc thông tin, và dùng những bài thuốc, vị thuốc có cơ sở khoa học.

PGS Hùng nêu ví dụ: Khi chán ăn, mệt mỏi thì nên dùng các loại sâm, đặc biệt là sâm ngọc linh; Khi lở loét thì nên uống nước đậu đen; Khi điều trị hóa chất thì nên kết với việc sử dụng tam thất, vị thuốc này sẽ giúp tái tạo tế bào máu bù vào lượng tế bào máu bị hóa chất tiêu diệt…

Với quan điểm “bệnh tật từ miệng mà ra”, nên PGS.TS Đỗ Quốc Hùng hết sức chú trọng đến thực phẩm và chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Ông cho rằng thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu diệt các tế bào ung thư và mang lại sức khỏe giúp người bệnh chiến đấu với bệnh tật. Vì thế ngay cả việc ăn uống cũng phải hết sức khoa học để phòng tránh và chữa được bệnh.

Với PGS Hùng rau, hoa quả là thực phẩm quan trọng hàng đầu trong chữa bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Vì rau, hoa quả cung cấp nhiều vitamin. Các loại vitamin đều rất tốt cho cơ thể, có thể phòng chống được nhiều bệnh.

Theo PGS Hùng mắc bệnh ung thư phổi nên dùng các loại rau như: rau chân vịt, cải bó xôi, sup lơ, củ cải đỏ...; Các loại quả như: cam chanh, mãng cầu xiêm, bơ, táo… PGS.TS Đỗ Quốc Hùng đặc biệt lưu ý, người bệnh phải dùng rau và hoa quả sạch. Để có rau sạch ăn, ông đã tự trồng rau trên sân thượng nhà mình.

Về thịt, ông khuyên, các loại thịt đỏ nói chung thì người bị ung thư nên hạn chế. Tuyệt đối không nên ăn thịt bò, chó, trâu…bởi các tế bào ung thư ưa môi trường axít sợ môi trường kiềm trong khi đó các loại thịt đỏ lại tạo ra môi trường axít. Các loại thịt gia gia cầm, hải sản người bị bệnh ung thư có thể ăn bình thường.

Tập luyện thể dụng thể thao được xem là phương pháp không thể thiếu giúp người bệnh duy cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh tật mà nằm 1 chỗ sẽ dẫn đến, trì trệ, không tiêu hao năng lượng nên ăn, ngủ không ngon, các cơ sẽ nhão nhoét vì không hoạt động. Vấn đề ở đây là phải lựa chọn môn thể thao nào phù hợp với thể trạng người bệnh. “Với những người bệnh trọng nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga, tập thiền…”, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng nói.

Cuối cùng PGS.TS Đỗ Quốc Hùng kết luận, bí quyết để ông chiến đấu với căn bệnh ung thư là 4 chữ T: Tâm lý, Thuốc, Thức ăn và Thể dục thể thao.

Quả thực, bí quyết chiến đấu với căn bệnh ung thư và kỳ tích chữa khỏi căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối của PGS.TS Đỗ Quốc Hùng đã giúp nhiều người bệnh có thêm nghị lực, niềm tin vào một ngày không xa mình cũng sẽ được chữa khỏi bệnh. Và, ung thư quái ác sẽ không còn là căn bệnh vô phương cứu chữa. 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.