Phó Bí thư phường lừa tiền tỉ của người dân nghèo để... ăn nhậu

Nguyên phó Bí thư phường bị tuyên phạt 12 năm tù
Nguyên phó Bí thư phường bị tuyên phạt 12 năm tù
(PLO) - Nhờ cái “mác”  Bí thư Đảng ủy của một phường tại thành phố Huế, Nguyễn Văn Tùng (53 tuổi, ngụ thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) lừa trót lọt hàng loạt bị hại, chiếm đoạt hơn 2,2 tỷ đồng. Trong đó, Tùng lừa bán đất di dời, giải tỏa, chiếm đoạt tổng số tiền 805 triệu đồng của hai bị hại; lừa đảo xin việc, chiếm đoạt tổng số tiền 1,4 tỷ đồng của 9 bị hại trên địa bàn.

Dáng người mập mạp, tóc muối tiêu, bị cáo Tùng hai tay bị còng cứng, lê từng bước nặng nề vào phòng xử án. Vài người nhìn Tùng rồi khe khẽ chép miệng, “Sao mà nhanh xuống sắc quá. Tóc tai đã bạc trắng hết rồi”, “Ăn chi tiền mồ hôi nước mắt của người ta, giờ khổ không?”. Khán phòng nhỏ, vành móng ngựa được kê gần với hàng ghế của các bị hại, nên bao nhiêu câu nói dưới kia, đều lọt vào tai bị cáo.  

Cán bộ phường làm giả giấy tờ đi lừa đảo

Tại phiên tòa, Tùng khai nhận, cuối năm 2010, trong một lần đến ăn nhậu tại quán của anh Nguyễn Gia Bình (mở tại đường Trịnh Công Sơn, phường Phú Cát, Huế), Tùng nói dối anh Bình mình có lô đất diện tích 200m2 tại đường Trịnh Công Sơn, do UBND TP Huế cấp với giá ưu đãi là 5,5 triệu đồng/m2, nay muốn chuyển nhượng lại. 

Nghe vậy, anh Bình tưởng thật nên tỏ ý muốn mua. Tùng yêu cầu anh Bình phải đặt cọc trước 50% giá trị lô đất và tiếp tục nói dối với anh Bình là 50% giá trị còn lại của lô đất, anh Bình sẽ trả góp cho Nhà nước trong 10 năm, không phải trả lãi; khi nào Nhà nước giao đất và thẻ đỏ cho Tùng, thì Tùng sẽ làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thẻ đỏ cho anh Bình. Tin tưởng Tùng, nên anh Nguyễn Gia Bình đã giao cho Tùng số tiền 30 triệu.

Để anh Bình tin tưởng tiếp tục giao tiền, Tùng đã làm giả Thông báo của UBND TP Huế bằng cách tự soạn thảo văn bản có nội dung “…UBND thành phố Huế bố trí cho ông Nguyễn Văn Tùng; cán bộ lãnh đạo cơ quan phường … 01 lô đất đôi (trên 200 mét vuông). Với giá tiền ưu đãi 1 mét vuông = 5.500.000 đồng.”… và “…Thông báo với hộ ông Nguyễn Văn Tùng đến Công ty kinh doanh nhà và đất thành phố đặt cọc số tiền 50% là 550.000.000 đồng”…

Sau khi soạn xong nội dung văn bản, Tùng in ra, rồi lấy một văn bản của UBND TP Huế (thông báo cũ về việc tổng vệ sinh và treo cờ Tổ quốc trong dịp lễ do Tùng cất giữ từ trước) có khuôn dấu và chữ ký của ông Phan Trọng Vinh - Chủ tịch UBND TP Huế (bản photocopy), cắt lấy phần có khuôn dấu của UBND TP Huế cùng chữ ký của ông Phan Trọng Vinh, đem dán vào phần dưới của Thông báo do Tùng tự soạn thảo, mang đi photocopy lại, rồi đưa cho anh Bình.

Thấy rõ “giấy trắng mực đen”, nên giữa năm 2012, anh Bình chẳng mảy may nghi ngờ, giao tiếp cho Tùng 475 triệu đồng, sau đó giao thêm 50 triệu đồng.

Đến giữa năm 2014, Tùng tiếp tục làm giả Thông báo của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng TP Huế, với nội dung thông báo nộp thêm tiền để phục vụ cho hệ thống điện, nước… Thông báo này Tùng làm giả bằng cách tự soạn thảo toàn bộ nội dung, lấy tên một đơn vị không có trên thực tế (Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng TP Huế).

Tùng tự ký văn bản và ghi chức danh Trưởng phòng, tự đặt tên người ký là Nguyễn Minh Tuấn. Con dấu được Tùng sử dụng là con dấu của Hội đồng nhân dân phường nơi Tùng đang công tác (do Tùng giữ), đóng mờ nhoè vào Thông báo rồi đem đi photocopy, đưa cho anh Bình. Lần này, anh Bình lại giao thêm cho Tùng số tiền 40 triệu đồng. Tổng số tiền Tùng đã nhận của anh Bình là 595 triệu đồng. 

Cũng với chiêu thức lừa đảo như trên, Tùng đã chiếm đoạt của anh Lê Văn Hoàng 210 triệu đồng. Sau khi mọi việc bị vỡ lở, Tùng đã bồi thường cho anh Bình 150 triệu đồng.

Lừa cả người cùng khổ

HĐXX hỏi bị cáo: “Khi bị cáo làm giả các giấy tờ, có nhờ ai khác giúp đỡ không?”. “Dạ bị cáo tự nghĩ ra và làm một mình”. “Số tiền bị cáo chiếm đoạt dùng để làm gì?”. “Dạ bị cáo tiêu xài, rồi ăn nhậu hết”. “Bị cáo có mang tiền đó về nhà, sử dụng trong gia đình không?”. “Dạ không”. “Lô đất bị cáo bán cho anh Bình, trên thực tế có không?”. “Dạ không có. Bị cáo dẫn anh Bình ra chỗ giải tỏa, rồi chỉ tầm bậy tầm bạ”.

Có mặt tại tòa, bị hại Hoàng và bị hại Bình đều thừa nhận, bị cáo có dẫn họ đi xem đất. Nhưng khu đất trống đang giải tỏa, nham nham nhở nhở, hoàn toàn chưa có xây dựng gì, không có dân lui tới. Bị cáo chỉ vạt nọ, vạt kia, bảo đấy là đất của mình. Họ cứ nghĩ Tùng vốn là phó bí thư một phường, chắc chắn không thể lừa họ. Nào ngờ Tùng lại rắp tâm lừa họ.

Trong 9 bị hại bị Tùng lừa chạy việc, mỗi người một cảnh. Có người con ra trường lâu chưa có việc làm, nên nhờ kiếm giúp; có người cứ mãi quanh năm phải đi dạy hợp đồng, nên nhờ Tùng chạy vào biên chế. Tùng “nổ”, mình có thể chạy việc vào ngành giáo dục, sở y tế, kho bạc nhà nước, phòng tài nguyên môi trường, sở kế hoạch đầu tư… cứ thế các bị hại “vô tư” “dâng” tiền cho Tùng.

Một bị hại khai với hội đồng xét xử, bà đi bán vé số. Những đồng tiền ít ỏi từ công việc của bà, có chắt chiu dành dụm, cũng chẳng dư giả được mấy. Con gái bà tốt nghiệp trường sư phạm, nhưng chẳng chỗ nào tuyển dụng. Thấy con học hành đàng hoàng, cứ phải loay hoay làm thứ này thứ khác, bà cũng xót ruột.

Năm đó, thông qua người tên Vinh, biết được Tùng có khả năng xin được việc, nên nhờ giúp. “Tui bán vé số, chồng tui thì làm ruộng, mô có tiền. Nên phải đi vay khắp nơi, được 120 triệu để nhờ chạy việc. Cứ đinh ninh việc có rồi, con gái sẽ làm, từ từ trả nợ ngân hàng. Không ngờ việc đến cả năm sau cũng chẳng thấy”.

Bà quê ở huyện Quảng Điền. Mỗi ngày, cứ sáng sớm bà đã phải cọc cạch đạp chiếc xe cà tàng, vượt hàng chục cây số vào trung tâm TP Huế lấy vé số, sau đó len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm để bán. Số tiền 120 triệu là quá lớn với bà. Thấy mãi Tùng vẫn không kiếm được việc cho con mình, cả nhà bà như ngồi trên đống lửa, trong khi nợ ngân hàng vẫn phải trả hàng tháng.

Cuối cùng không đợi được, bà quay lại đòi tiền. Đòi mãi, đòi mãi, cuối cùng Tùng cũng trả cho bà 110 triệu, còn nợ lại 10 triệu. Có lẽ, bà là một trong những bị hại hiếm hoi, may mắn được bị cáo trả lại gần hết số tiền đã chiếm đoạt.

“Coi như mất trắng rồi”

Một bị hại khác đến tòa với cái bụng vượt mặt vì sắp đến ngày sinh nở. Chị khai năm 2014, lúc đó mới ra trường, chưa có việc làm, nghe Tùng có khả năng xin được việc nên tin tưởng đưa hồ sơ cho Tùng, đến gặp mặt lần đầu giao 150 triệu. Tháng sau Tùng lấy cớ tình hình khó khăn, xin việc hơi khó, nên đòi thêm 50 triệu nữa.

Một phần mong muốn có việc làm, phần khác lỡ phóng lao phải theo lao, nên chị đành chung thêm tiền. Ai ngờ dài cổ chờ đợi mãi vẫn không có việc, hôm nay phải ra đến tòa để gặp Tùng. Chị và tất cả các bị hại có mặt tại tòa, đều mong muốn được bị cáo hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của họ.

Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa có ý kiến, bị cáo Tùng có nhiều tình tiết giảm nhẹ như đã khắc phục một phần hậu quả, có đơn xin giảm nhẹ mức án. VKS đề nghị mức án từ 9 năm 6 tháng – 10 năm 6 tháng tù.

Nhiều bị hại phản đối, cho rằng mức án trên là quá nhẹ. Một bị hại tranh luận, theo điều 139 của BLHS, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

VKS đề nghị mức án trên là quá nhẹ đối với bị cáo. Bị cáo lừa đảo mười mấy người, nhưng chỉ bồi thường một hai người thì không thể xem là đã khắc phục hậu quả. Một bị hại có đơn xin giảm nhẹ mức án, nhưng người này không thể đại diện cho mười mấy bị hại khác, nên không thể xem đây là tình tiết giảm nhẹ”.

VKS cho hay, bị cáo có nhân thân tốt, chưa tiền án tiền sự, chỉ cần bị hại có xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo và gia đình có khắc phục hậu quả, không kể nhiều ít, đều được xem là tình tiết giảm nhẹ theo luật định.

Một bị hại lo lắng, hiện ông chưa được bị cáo bồi thường đồng nào. Nếu đến lúc bị cáo ra tù, vẫn không chịu bồi thường thì làm sao? Có cách gì để “siết” nhà cửa, tài sản của bị cáo để thi hành án không? “Nếu đến lúc tui chết đi, bị cáo vẫn chưa chịu bồi thường số tiền kia, thì con tui có được tiếp tục đòi bị cáo bồi thường không?”, bị hại này tỏ ra ưu tư. 

Theo VKS, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tài sản và tiền trong tài khoản của bị cáo. Hiện bị cáo không có bất cứ tài sản gì, nên không thể thi hành án. Nếu sau khi có bản án, bị cáo không bồi thường, thì sẽ bị tính lãi suất theo luật định. Nghe đến đây, nhiều bị hại thở dài thườn thượt bảo: “Coi như mất trắng rồi, có chờ đến bạc đầu cũng chẳng trông mong lấy lại được tiền”.

Sau khi nghị án, quá trưa, HĐXX mới ra tuyên án, tuyên phạt bị cáo 12 năm tù và bồi thường lại số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.

Đọc thêm

Hành trình gây án kinh hoàng của nam sinh viên một ngày trộm 2 xe ô tô, gây sát thương 2 người

Đối tượng Ma Vũ Duy. (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an huyện Sóc Sơn vừa bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Trong vòng chưa đầy 24 giờ, Duy đã gây ra hàng loạt hành vi phạm tội nghiêm trọng bao gồm: trộm 2 xe ô tô, đâm xe vào người đi đường và tấn công một cụ ông bằng xẻng dẫn đến tử vong.

Công an quận Thanh Xuân truy tìm Lại Thị Hằng

Công an quận Thanh Xuân truy tìm Lại Thị Hằng

(PLVN) -  Đối tượng Lại Thị Hằng (trú tại phường 2, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; quê quán: Thái Bình) bị tố giác có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền chạy án treo nhưng không thực hiện.

Xử lý nghiêm nhóm học sinh trường Huỳnh Thúc Kháng vi phạm TT ATGT sau khi đến trường dự lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hình ảnh nhóm hóc sinh vi phạm TTATGT sáng 20/11/2024
(PLVN) - Liên quan đến clip nhóm thanh thiếu niên, không đội mũ bảo hiểm, quần áo đồng phục học sinh điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường Nguyễn Trãi, được đăng tải trên mạng xã hội sáng ngày 20/11/2024, ngay trong ngày 20/11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội đã khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Nghịch tử tẩm xăng thiêu sống bố mẹ ruột ở Hà Giang

Ngôi nhà nơi xảy ra vụ án mạng.(Ảnh: Công an tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố
(PLVN) - Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thủy (SN 1980) là công chức địa chính xã Kim Linh (huyện Vị Xuyên) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.