Phim mới về Lý Tiểu Long gây tranh cãi

Tượng Lý Tiểu Long ở Hong Kong
Tượng Lý Tiểu Long ở Hong Kong
(PLO) -Người hâm mộ Lý Tiểu Long đang chỉ trích phim mới về huyền thoại võ thuật Hong Kong, cáo buộc phim “tẩy trắng và chôn vùi” di sản của ngôi sao này.

Birth of the Dragon kể về những năm đầu của Lý Tiểu Long trên đất Mỹ, trong đó có cuộc tỉ thí gây tranh cãi với võ sư Thiếu Lâm bắc phái Wong Jack Man (Hoàng Trạch Dân) vào năm 1964.

Phim do ông George Nolfi đạo diễn, được trình chiếu lần đầu tại Liên hoan Phim Toronto hồi giữa tháng 9/2016. Nhưng nhiều người hâm mộ phản đối cách phim miêu tả Lý Tiểu Long, nói rằng huyền thoại võ thuật không phải là vai chính trong bộ phim về tiểu sử của chính mình.

Đề nghị tẩy chay

“Phim đùa chăng? Tôi xem phim là để thấy Lý Tiểu Long, nhưng các nhà làm phim đã đặt trọng tâm vào vài nhân vật da trắng. Thay vì vinh danh Lý Tiểu Long oai dũng, họ biến anh thành một kẻ thất bại đố kị, dễ dao động.

Phim không phải thể loại tiểu sử nhân vật nữa mà là ám sát nhân vật. Một phim thảm hại. Tôi sẽ không giới thiệu cho người khác xem vì nó làm nhơ nhuốc lịch sử thật sự của Lý Tiểu Long bằng những lời dối trá nửa mùa”, một người bình luận trên IMDB.

Những người hâm mộ khác chỉ trích diễn viên Mỹ gốc Hong Kong Philip Ng đã thể hiện hình tượng Lý Tiểu Long như là nhân vật một chiều, quá đơn giản. Nhiều người khác nói rằng, diễn viên Mỹ Billy Magnussen, người đóng vai người bạn (hư cấu) của Lý Tiểu Long, trở thành trung tâm của bộ phim.

Một fan nói: “Cốt truyện thật kinh khủng, việc chọn vai còn kinh khủng hơn. Làm sao lại có chuyện nhân vật chính lại trở thành trợ lý của một người da trắng?”. Một fan khác đề nghị tẩy chay Birth of the Dragon vì cho rằng, phim không tôn trọng di sản của Lý Tiểu Long, đồng thời “khắc họa phụ nữ, đàn ông và văn hóa châu Á một cách tiêu cực”.

Birth of the Dragon là bộ phim mới nhất gây tranh cãi về tình trạng “tẩy trắng” (dùng diễn viên da trắng để thể hiện nhân vật da vàng) ở Hollywood. Trước đó, minh tinh Scarlett Johansson cũng gây tranh luận nảy lửa khi đảm nhận vai chính trong bộ phim Hollywood làm lại từ phim hoạt hình Nhật Bản Ghost in the Shell. Xưa nay, đó luôn là một nhân vật châu Á.

Áp phích phim Birth of the Dragon
Áp phích phim Birth of the Dragon

Đạo diễn George Nolfi đã lên tiếng bảo vệ bộ phim của mình. “Phim có kể về một người đàn ông da trắng cuối cùng trưởng thành thật sự, với Lý Tiểu Long và Wong Jack Man trở thành những người cha của anh ta, dù họ cùng tuổi nhau… Tôi nghĩ đó là điều rất lạ ở Hollywood”, ông George Nolfi nói với trang tin Deadline.

Tuy nhiên, con gái của Lý Tiểu Long, Shannon Lee, diễn viên, võ sư, doanh nhân Mỹ,  không quan tâm bộ phim về bố mình. Cô tuyên bố đang chuẩn bị làm bộ phim thứ hai về Lý Tiểu Long.

Shannon Lee (sinh năm 1969) nói với báo chí Anh: “Có nhiều dự án liên quan cha tôi nhưng họ thiếu hiểu biết toàn diện về triết lý sống và võ đạo của ông. Họ không nắm bắt được bản chất của niềm tin của ông trong võ thuật. Họ không nắm bắt được bản chất của nghệ thuật kể chuyện. Cách duy nhất để khán giả hiểu được chiều sâu và sự độc nhất vô nhị của cha tôi là cho ra đời tác phẩm của riêng chúng tôi”.

Quan điểm vị chủng

Người Mỹ dùng từ “Yellowface” (mặt vàng) để chỉ một hình thức hóa trang được các diễn viên da trắng sử dụng để hóa thân vào nhân vật người châu Á nói chung,  Đông Á nói riêng. Yellowface được sử dụng trong nhiều phim Hollywood từ xưa tới nay.

Tính riêng trong thế kỷ 21, Grindhouse, Balls of Fury, I Now Pronounce You Chuck and Larry, Crank: High Voltage, Cloud Atlas… đều có diễn viên da trắng thể hiện nhân vật người châu Á. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc miêu tả người Đông Á trong ngành công nghiệp phim ảnh Mỹ thường thể hiện ý niệm vị chủng, coi dân tộc mình là hơn cả, thay vì thể hiện văn hóa châu Á một cách thực tế nhất, đúng bản chất nhất.

Anna May Wong thủ vai Liên Hoa trong Toll of the Sea
Anna May Wong thủ vai Liên Hoa trong Toll of the Sea

Một số diễn viên Mỹ gốc Á thời kỳ đầu

Lee Tung Foo (1875-1966) là một ca sĩ nổi tiếng, chuyên biểu diễn trong các chương trình tạp kỹ hồi thập niên 1910. Người nghệ sĩ Mỹ gốc Trung Quốc này biểu diễn bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Latin. Ở tuổi xế chiều, ông trở thành diễn viên điện ảnh, chuyên nhập vai nhân vật người châu Á.

Trong ít nhất 39 bộ phim, vai của Lee Tung Foo là công nhân nhập cư, đầu bếp, người hầu, bồi bàn và thợ giặt. Trong số những vai nổi bật của ông có nhân vật Foo trong They Knew What They Wanted (1940) và Phantom of Chinatown (1940).

Cũng vào thập niên 1910, diễn viên Nhật Bản Sessue Hayakawa bắt đầu xuất hiện trong phim Mỹ. Từ khi ký hợp đồng với Paramount Pictures, ông xuất hiện trong hơn 20 bộ phim câm, trong đó có The Wrath of the Gods (1914), The Typhoon (1914), và được coi là biểu tượng sex của Hollywood.

Khi hợp đồng với Paramount hết hạn vào năm 1918, hãng vẫn muốn Hayakawa đóng trong một bộ phim mới, nhưng ông từ chối để thành lập công ty riêng. Giai đoạn đó ông rất nổi tiếng. Sự nghiệp của ông ở Mỹ bị ảnh hưởng đôi chút khi phim nói ra đời, vì giọng Nhật của ông rất nặng. Ông thất nghiệp trong thời kỳ Thế chiến 2 vì thành kiến bài Nhật.

Hayakawa lại thăng hoa trong nghiệp diễn từ năm 1949, với các vai trong các phim có chủ đề về Thế chiến 2. Ông được đề cử giải Oscar nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn đại tá Saito trong The Bridge on the River Kwai.

Anna May Wong được nhiều người coi là minh tinh Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên. Bà tham gia diễn xuất từ năm 14 tuổi. Năm 1922, ở tuổi 17, bà trở thành người châu Á đầu tiên phá vỡ quy tắc của Hollywood thời kỳ đó là không miêu tả hôn nhân khác chủng tộc.

Trong phim Toll of the Sea, bà vào vai một phụ nữ trẻ người Trung Quốc giúp một người Mỹ bất tỉnh bên bờ biển. Sau đó, hai người yêu nhau rồi cưới nhau. Năm 1914, Anna May Wong nổi tiếng thế giới. Nhưng do phải đóng nhiều vai cùng một khuôn mẫu và do nhiều vai chính là nhân vật châu Á được ưu ái cho diễn viên da trắng, bà rời Hollywood tới châu Âu vào năm 1928.

Quyền cước Philip Ng

Philip Ng sinh năm 1977 ở Hong Kong. Lên 7 tuổi, anh theo gia đình sang Mỹ định cư. Phần lớn thời trai trẻ anh sống ở Chicago, Illinois rồi trở lại Hong Kong theo nghiệp diễn và chỉ đạo võ thuật trong phim truyện, phim truyền hình (anh đóng vai chính trong Once Upon a Time in Shanghai và Birth of the Dragon).

Khi tới Mỹ, Philip Ng bắt đầu học võ Thiếu Lâm Hồng gia quyền và võ Thái Lý Phật. Lên 13 tuổi, anh bắt đầu học Vịnh Xuân quyền và Taekwondo. Anh về Hong Kong vào các mùa hè để theo học sư phụ Vịnh Xuân quyền Hoàng Thuần Lương – một trong các học trò của nhất đại tông sư Diệp Vấn (Lý Tiểu Long cũng từng là học trò của đại võ sư Diệp Vấn).

Philip Ng vào vai Lý Tiểu Long trong Birth of the Dragon
Philip Ng vào vai Lý Tiểu Long trong Birth of the Dragon

Nghe lời sư phụ Hoàng Thuần Lương, Philip Ng bắt đầu dạy võ ở Mỹ, thành lập Hội quán Vịnh Xuân Illinois ở Đại học Illinois. Sau đó, anh thu nhận kiến thức và kỹ năng ứng dụng của nhu thuật Nhật Bản, quyền Anh và võ gậy Philippines. Anh có bằng cử nhân về thiết kế đồ họa và bằng thạc sĩ về giáo dục.

Đọc thêm

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).
(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.