Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương

(PLVN) - Cùng với nguồn vốn từ các chương trình cho vay ưu đãi của Trung ương, những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình đã triển khai hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm giúp các hộ gia đình có thêm cơ hội vay vốn ưu đãi, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và xây dựng Nông thôn mới.
Vốn ủy thác từ ngân sách địa phương luôn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh Covid-19.
Vốn ủy thác từ ngân sách địa phương luôn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh Covid-19. 

Tính đến 30/9/2020, tổng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 72,5 tỷ đồng, tăng 16,8 tỷ đồng so với đầu năm 2020, đạt 120% kế hoạch được giao. Trong đó: ngân sách tỉnh tăng 10,4 tỷ đồng; ngân sách các huyện, thành phố là 6,4 tỷ đồng (TX Ba Đồn 1,083 triệu đồng, Lệ Thủy 1,028 triệu đồng, TP. Đồng Hới 1,041 triệu đồng, Bố Trạch 722 triệu đồng, Quảng Ninh 671 triệu đồng, Tuyên Hóa 612 triệu đồng, Minh Hóa 461 triệu đồng). Nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang được NHCSXH giải ngân cho vay kịp thời các chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo và chương trình giải quyết việc làm.

Trong giai đoạn từ 2018 - 2020, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đã tăng lên rõ rệt, phát huy hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh, có tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đã góp phần quan trọng trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đưa tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 từ 9,48% xuống còn 4,98% đầu năm 2020; giúp 36 xã hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới; tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho 2,7 nghìn người lao động…

Nhờ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương qua NHCSXH, đã giúp nhiều gia đình tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có vốn để đầu tư mở xưởng sản xuất và thu mua khoai gieo phát triển kinh tế.
 Nhờ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương qua NHCSXH, đã giúp nhiều gia đình tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có vốn để đầu tư mở xưởng sản xuất và thu mua khoai gieo phát triển kinh tế.

Nhằm bổ sung nguồn lực tài chính để thực hiện tốt hơn nữa các chương trình tín dụng phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn theo Chỉ thị 40/CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng và Chỉ thị 35-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, vừa qua, UBND tỉnh đã ký ban hành “Đề án hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua ủy thác nguồn vốn từ ngân sách địa phương sang NHCSXH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025”. Theo Đề án xây dựng, nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân sách địa phương tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 26,8%, tổng nguồn vốn trong giai đoạn này 157,4 tỷ đồng.

Đề án nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới; đồng thời tạo thêm việc làm tại chỗ cho lao động, mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện.

Mặc dù nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm chưa nhiều so với tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, nhưng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội cũng như xây dựng Nông thôn mới.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…