Phát hiện trẻ nghe kém, bố mẹ nên làm gì?

Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.
0:00 / 0:00
0:00
"Xét nghiệm và tư vấn di truyền nếu trong gia đình có người bị nghe kém khi còn trẻ. Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt khi nghi ngờ trẻ bị nghe kém", bác sĩ chuyên về Tai Mũi Họng khuyên.

Trẻ nghe kém sẽ dẫn đến giảm hoặc mất khả năng phát triển lời nói và ngôn ngữ. Theo ThS.BS. Nguyễn Chí Hiểu, Khoa Tai Mũi Họng, trẻ nghe kém có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải trong quá trình trẻ phát triển.

Trẻ nghe kém bẩm sinh có thể do di truyền gen đột biến gây nghe kém từ bố mẹ (khoảng 50%); Do dị dạng bẩm sinh của tai ngoài, tai giữa, tai trong. Hoặc do người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng (rubella, giang mai), nhiễm độc do phải dùng một số loại thuốc (kháng sinh aminoglycosides, lợi tiểu, điều trị sốt rét…). Cũng có thể là hậu quả trẻ bị ngạt trong quá trình chuyển dạ, đẻ non, thiếu cân.

Trẻ nghe kém trong quá trình phát triển có thể do nhiễm trùng khi viêm tai giữa cấp, mạn tính; Viêm màng não; Viêm do virus: sởi, thuỷ đậu, quai bị, …

Hoặc do trẻ nhiễm độc, đặc biệt là các kháng sinh aminoglycoside như gentamycin, tobramycin; Chấn thương vùng đầu, tai; do tiếng ồn có cường độ trên 115 dB, dù chỉ tiếp xúc 1 lần trong thời gian từ 3 đến 15 phút.

Trẻ nghe kém biểu hiện ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi: Không cử động, khóc hay phản ứng với tiếng động lớn; Không quay đầu theo hướng có giọng nói; Không bị đánh thức dậy bởi âm thanh lớn.

Trẻ từ 6 tới 12 tháng tuổi: Không có phản ứng gì trước tiếng nói của người thân; Không bập bẹ hay ậm ừ; Không hiểu một số từ đơn giản như “chào” hay “vỗ tay” ở 12 tháng; Không có phản ứng như quay đầu về phía phát ra âm thanh; Không có phản ứng khi nghe gọi tên mình.

Trẻ từ 12 tới 18 tháng tuổi: Không quay chính xác về hướng có tiếng gọi mình; Không phản ứng với các âm thanh; Không bắt đầu bằng việc bắt chước và sử dụng các từ đơn giản như “ba”, “bà”…; Không nghe được tivi ở mức âm lượng bình thường.

Trẻ 2-3 tuổi: Không thể làm theo yêu cầu bằng lời nói mà thiếu gợi ý bằng hình ảnh, hành động; Không thể nhắc lại các cụm từ đơn giản; Không thể định hướng được nơi phát ra âm thanh; Không hiểu và không sử dụng được những từ đơn như: đi, con, to, lớn…

Trẻ 4-5 tuổi: Không thể kể ra một vài việc chúng làm gần đây; Không thể thực hiện được một cuộc trò chuyện đơn giản; Trẻ nói những câu rất khó hiểu.

Lứa tuổi đến trường: Thiếu tập trung, hay lơ là, học lực giảm sút; Thu mình lại với các giao tiếp bên ngoài và biểu hiện “những hành động phản kháng” mạnh mẽ vì nghe kém nên liên tục bị hiểu nhầm.

"Nếu phụ huynh thấy con em mình có một trong những biểu hiện trên, hãy đưa con đi khám bệnh ở các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng càng sớm càng tốt. Thời điểm “vàng” để can thiệp giúp trẻ nghe kém có thể nghe tốt hơn và phát triển ngôn ngữ bình thường là trước 24 tháng tuổi", ThS.BS. Nguyễn Chí Hiểu lưu ý.

ThS.BS. Nguyễn Chí Hiểu khuyến cáo, để trẻ không bị nghe kém, phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm tiêm chủng đầy đủ và luôn hỏi ý kiến bác sĩ khi cần dùng thuốc trong quá trình mang thai;

Bố mẹ cần sàng lọc nghe kém cho trẻ ngay từ khi mới sinh; Phát hiện và điều trị triệt để các nhiễm trùng ở vùng tai mũi họng của trẻ; Tránh tiếng ồn lớn, bảo vệ vùng đầu.

"Xét nghiệm và tư vấn di truyền nếu trong gia đình có người bị nghe kém khi còn trẻ. Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt khi nghi ngờ trẻ bị nghe kém", bác sĩ chuyên về Tai Mũi Họng khuyên.

Nghe kém là tình trạng giảm một phần hay toàn bộ khả năng thu nhận và hiểu ý nghĩa của âm thanh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2020, hơn 5% dân số thế giới bị nghe kém, trong số này trẻ em chiếm 9%. Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ nghe kém cao, ước tính hàng năm có từ 1.200 đến 1.400 trẻ nghe kém ra đời.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.