Phát động chiến dịch làm sạch biển trong 1 tuần

Chung tay làm sạch biển. Ảnh: T.Khoa
Chung tay làm sạch biển. Ảnh: T.Khoa
(PLO) - “Biển là hành tinh xanh, cuộc sống của con người phục thuộc vào biển. Hãy cùng nhau giữ gìn bảo vệ môi trường biển, bảo vệ an ninh - quốc phòng biển và hải đảo quê hương; phát triển kinh tế biển, phát triển đất nước. Đồng thời, kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay, nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vì sự sống của chúng ta và thế hệ tương lai để có cuộc sống lành mạnh hơn”.

Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc nhấn mạnh như vậy trong cuộc họp báo về Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2016.

Làm sạch biển ở 28 tỉnh, thành

Về kế hoạch tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2016, ông Vũ Sĩ Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - cho biết, năm 2016 là năm thứ 8 nước ta tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 8/6. Chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm nay là “Vì một Đại dương xanh” với mục tiêu hướng đến là quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển đảo.

Bộ TN&MT đang tích cực phát động Chiến dịch làm sạch biển tại 28 tỉnh, thành phố có biển của cả nước ta. Đây là Chiến dịch có tính thiết thực, góp phần đẩy mạnh phong trào vì môi trường, vì sự bền vững của biển đảo nước ta thời gian tới. Dự kiến Chiến dịch phát động đồng loạt vào tối 18/6/2016. Đặc biệt, các sự kiện nêu trên dự kiến có sự tham dự và phát biểu định hướng chỉ đạo của đại diện Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; qua đây, tiếp tục thể hiện sự quan tâm to lớn của hệ thống chính trị đối với TN&MT.

Sẽ công bố sớm thông tin cá chết

Bộ TN&MT cũng đã tập trung giải đáp những công việc đã triển khai ứng phó với sự cố môi trường gây hiện tượng hải sản chết bất thường ở một số tỉnh ven biển miền Trung trong thời gian vừa qua.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí về sự cố môi trường tại một số tỉnh ven biển miền Trung diễn ra trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho biết, hiện tại các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước đang nỗ lực, cố gắng để tìm được nguyên nhân chính xác với đầy đủ luận chứng khoa học về hiện tượng hải sản chết bất thường. Trong thời gian tới, khi có thông tin chính xác cuối cùng, Bộ TN&MT sẽ nhanh chóng cung cấp thông tin tới các phóng viên, cơ quan thông tấn báo chí và người dân trong thời gian sớm nhất có thể.

Ông  Ngọc cho biết thêm, các nhà khoa học trong và ngoài nước đang tích cực tìm hiểu và tham vấn để đi đến kết luận nguyên nhân cá chết. Ban đầu phải xác định được cá chết từ đâu, sau đó mới là cá chết vì cái gì. Ông cho rằng, người dân đang mong đợi nguyên nhân cá chết, nhất là nhân dân 4 tỉnh miền Trung, nhưng không có chuyện Bộ TN&MT ém thông tin vụ việc. Có thông tin đến đâu, Bộ sẽ thông báo đến đó. Mỗi phát ngôn đưa ra cần có chứng cứ khoa học cụ thể. Thứ trưởng Ngọc khẳng định, các quy định của pháp luật hiện hành không cấm các nhà khoa học tư nhân vào cuộc nghiên cứu, nhưng mọi kết luận đưa ra phải có chứng cứ khoa học rõ ràng.

Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra khu kinh tế Vũng Áng -  cho hay, các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học trong, ngoài nước, các viện, các trường đang khẩn trương nỗ lực để trong thời gian sớm nhất tìm ra giải pháp, thông tin tới báo giới và nhân dân. Theo ông Thức, khi có kết luận cuối cùng, Bộ TN&MT hoặc Chính phủ sẽ có thông tin chính thức... 

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.