Phạt cao mới "đủ sức răn đe" vi phạm ở thành phố lớn?

Mức tiền phạt, phạt cao hơn ở các TP lớn, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), xử lý phương tiện, tang vật VPHC… là những nội dung thu hút sự quan tâm của ĐBQH tại phiên thảo luận về dự thảo Luật XLVPHC tại hội trường chiều qua (30/5).

Mức tiền phạt, phạt cao hơn ở các TP lớn, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), xử lý phương tiện, tang vật VPHC… là những nội dung thu hút sự quan tâm của ĐBQH tại phiên thảo luận về dự thảo Luật XLVPHC tại hội trường chiều qua (30/5).

Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) phát biểu tại Hội trường.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) phát biểu tại Hội trường.

Phạt cao sẽ tăng tính răn đe

Đa số các ĐBQH đồng ý nâng mức phạt tiền nhưng khẳng định, “phạt tiền không phải là phương pháp duy nhất” để XLVPHC, nhưng nhiều ĐBQH “thừa nhận” phạt tiền chính là biện pháp có tính răn đe và ngăn ngừa VPHC. Phòng ngừa VPHC tốt liên quan đến hiệu quả quản lý Nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật của người dân và xã hội, khả năng phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm.

ĐB Nguyễn Văn Hiến (BR-VT) cho rằng, “mức phạt tiền hiện hành lạc hậu khiến dân kêu, người thi hành công vụ cũng kêu” mà VPHC vẫn nhiều, ngày càng nghiêm trọng ở tất cả các lĩnh vực giao thông, môi trường, xây dựng… Nhưng mức phạt tiền tối thiểu đối với tổ chức như dự thảo Luật là quá thấp, không có tác dụng răn đe”.

Còn ĐB Thân Đức Nam (TP.Đà Nẵng) lại lo ngại, mức phạt tiền tối đa trong dự thảo là quá cao “chưa chắc hạn chế được VPHC mà có thể còn dẫn đến những hành vi hối lộ người xử phạt để… “trốn” phạt”.

ĐB Trần Văn Độ (An Giang) lưu ý, mức thu nhập bình quân chỉ mới 2 triệu đồng/tháng nếu qui định quá cao liệu có khả thi, có dẫn đến tình trạng chây ỳ?. Kiến nghị về mức tiền XPHC, ĐB Độ cho rằng, tổ chức có thể phạt từ 50 triệu đồng đến 5 tỷ đồng, nhất là những vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, còn cá nhân thì chỉ nên tối đa là 500 triệu đồng và tối thiểu là 50 triệu đồng.

TP phạt cao, miền núi phạt thấp hơn?

Không phải ĐBQH nào cũng tán thành qui định “phạt cao hơn (không quá 2 lần mức phạt chung) đối với những VPHC ở nội đô các TP lớn”. Với quan điểm, “nếu ở TP lớn phạt cao gấp 2 lần mức phạt chung do có đặc thù đông dân, hậu quả ảnh hưởng lớn… thì ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, hoạt động KT-XH ít sầm uất thì có được phạt bằng ½ mức phạt chung”, ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) không tán thành cho qui định phạt riêng cho những TP lớn.

"Bên cạnh đó, dự thảo Luật “cho phép HĐND của các TP lớn qui định mức phạt (không quá 2 lần mức phạt chung) cũng không đảm bảo tính đồng bộ vì qui định của HĐND không thể trái qui định của Luật do QH ban hành” – ĐB Chi lý giải.

Ở góc độ, “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị cân nhắc qui định cho phạt cao hơn ở các TP lớn. “Nhiều nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, nên cần có nhiều biện pháp khác nhau như tăng cường lực lượng giao thông, chứ không chỉ phạt” – ĐB Minh kiến nghị.

Ngược lại, nhiều ĐB lại bày tỏ sự đồng ý qui định mức phạt cao hơn đối với các hành vi VPHC ở lĩnh vực giao thông, môi trường, quản lý đô thị ở các TP trực thuộc TƯ vì “đây là những khu vực đặc biệt, tập trung đông dân, nhiều phương tiện, hậu quả nghiêm trọng khi có VPHC” nên phạt cao hơn để hạn chế và khắc phục hậu quả.

Tịch thu hay trả phương tiện vi phạm?

Các ĐBQH cũng quan tâm đến phương hướng xử lý phương tiện không phải của người VPHC là tang vật VPHC. Theo ĐB Trần Văn Độ, tạm giữ tang vật là biện pháp ngăn chặn hành chính để ngăn chặn hành vi vi phạm và bảo đảm XPHC nhưng không có lợi, ảnh hưởng lợi ích của công dân, có thể dẫn đến lạm dụng biện pháp này. Lấy ví dụ, “một gia đình 5 người có 1 chiếc xe máy, nếu giữ 3-4 tháng thì gia đình đó không có phương tiện kiếm sống nên cần nghiên cứu các biện pháp thay thế  để hạn chế tạm giữ phương tiện để có lợi hơn cho người dân”.

Đối với phương tiện không phải của người VPHC, dự thảo Luật cho phép trả lại cho chủ phương tiện là “không đảm bảo công bằng” như nhận xét của một số ĐBQH. Tuy như vậy là “đảm bảo quyền lợi của chủ tài sản” nhưng ĐB Đặng Thị Kim Chi phân vân: “Tại sao cùng là chiếc xe vi phạm mà chủ sở hữu điều khiển thì bị tịch thu còn người không phải chủ sở hữu điều khiển lại trả lại”?

Không tán thành trả lại phương tiện VPHC cho chủ sở hữu trong trường hợp người VPHC không phải là chủ sở hữu vì ĐB Trương Văn Vở lo ngại “nếu trả lại dễ lạm dụng kẽ hở pháp luật” nên đề nghị “đảm bảo công bằng nên sử dụng phương tiện của mình hay của người khác mà VPHC thì đều bị tịch thu”.

Cũng trong ngày hôm qua, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Luật Xuất bản sửa đổi và Luật Quảng cáo.

Hương Giang

Tin cùng chuyên mục

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Đọc thêm

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).