Đi làm án hiếp dâm, về mất cảm hứng với vợ

Bác sỹ Trung tâm Pháp y tỉnh Cao Bằng khám nghiệm tử thi phục vụ công tác điều tra vụ án hình sự (ảnh minh họa).
Bác sỹ Trung tâm Pháp y tỉnh Cao Bằng khám nghiệm tử thi phục vụ công tác điều tra vụ án hình sự (ảnh minh họa).
(PLO) - Nói đến bác sĩ pháp y, người đời thường hình dung ngay tới những người cái làm nghề ghê rợn – mổ xác. Nhưng mấy ai biết rằng họ chính là những bác sỹ của luật pháp, chấp nhận hy sinh những hạnh phúc gia đình.

Nằm cạnh vợ như cạnh... bạn

Nằm cạnh vợ như một người bạn sau vụ giám định hiếp dâm, đó là câu chuyện mà TS. Vũ Dương, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia dẫn chứng về cái nghề của mình đã ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc gia đình.

Theo TS. Vũ Dương thì “chưa có thống kê nào cả, song sau 20 năm trong nghề tôi thấy, phần lớn bác sĩ pháp y bị người yêu hoặc vợ bỏ. Lương thấp, phụ cấp ít đã đành một nhẽ. Song những ám ảnh tâm lý mới là gánh nặng.

Nhiều lần phải khám nghiệm cho những tử thi bị chết cháy hoặc trôi sông đã thối rữa, tử khí thấm vào người, tắm 2-3 lần rồi vẫn thấy ám mùi tử khí. Và cũng từ đó, những người giám định không dám ăn những món ăn gợi nhớ đến hình ảnh ấy. Nhiều anh sau khi khám nghiệm cho một trường hợp bị hiếp dâm, về nhà 3-4 tháng nằm cạnh vợ như một người bạn”.

3 ngày ở với xác chết, 7 ngày tắm dầu thơm

Không phải nằm cạnh vợ như một người bạn, nhưng vợ con của bác sĩ pháp y Phạm Xuân Thông – Giám đốc Trung tâm Pháp y Khánh Hòa đã bỏ chạy hết ra khỏi nhà khi ông trở về sau một vụ giám định.

Bác sĩ pháp y Phạm Xuân Thông – Giám đốc Trung tâm Pháp y Khánh Hòa kể lại một kỷ niệm nhớ đời. Đó là cách đây 23 năm, sau khi nhận được tin báo máy bay rơi ở thung lũng Ô Kha huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa, ông đã cùng đoàn công tác gồm các ban ngành của tỉnh lên đường.

Từ khi máy bay rơi đến khi đoàn vào đến hiện trường đúng tuần lễ nên các xác chết bắt đầu phân huỷ trương sình, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc bên cạnh xác máy bay vỡ nát. Nhìn cảnh ấy, ai cũng sợ  nhưng các bác sĩ pháp y quyết tâm phải hoàn thành nhiệm vụ.

“Hơn 3 ngày ăn ngủ với tử thi, đó là khoảng thời gian tôi không bao giờ quên được. Sau hôm khám nghiệm ở Ô Kha về, vừa bước chân vào nhà, mọi người bịt mũi chạy tán loạn vì mùi của tử thi bám sâu trong quần áo, da thịt. Ba ngày sống với xác rồi sau đó tôi phải thêm 7 ngày ở…. một mình để tắm đi tắm lại bằng đủ loại dầu thơm. Với một ông chồng như vậy, nếu người vợ không hiểu, không thông cảm thì khó có thể hình dung chuyện gì sẽ xảy ra” – theo lời bác sĩ pháp y Phạm Xuân Thông.

Xuýt ế vợ vì nghề

Cho đến nay, bác sĩ pháp y Phạm Xuân Toàn – nguyên Viện Phó Viện Pháp y quốc gia không còn nhớ nổi mình đã thực hiện bao nhiêu vụ giám định, bao nhiêu lần làm sáng tỏ công lý, minh oan cho những người vô tội. Và cũng ít người biết rằng để đi trọn với nghề, ông phạm Xuân Toàn cũng đã phải trải qua không ít “cửa ải” như nỗi sợ hãi của bản thân, áp lực nghề nghiệp, sự phản đối của người thân…

“Ngày xưa tôi đi lấy vợ cũng vất vả lắm. Nghe nói mình làm nghề pháp y, đằng ngoại nhất mực phản đối vì sợ. Cũng phải thuyết phục mãi mới được đấy. Quan trọng làm mình đã vượt qua những rào cản tâm lý để hoàn thành nhiệm vụ” – ông Toàn chia sẻ.

Những hy sinh thầm lặng

Như mọi người khác, gia đình rất quan trọng với bác sĩ pháp y, đúng như lời bộc bạch của PGS. TS Trần Văn Liễu, nguyên Viện trưởng Viện Y học tư pháp trung ương, Chủ tịch Hội Pháp y học Việt Nam: “Nếu không có sự cảm thông, chia sẻ của hậu phương, chúng tôi không thể toàn tâm, toàn ý tập trung vào nhiệm vụ. Gia đình đối với chúng tôi là chỗ dựa tinh thần quan trọng. Sự thông cảm, chia sẻ của bạn đời ấy là động lực để chúng tôi tiếp tục công tác”. Nhưng, chuyện hôn nhân trắc trở của bác sĩ pháp y thì có rất nhiều và không ít người trong số họ đã tan vỡ gia đình vì nghề nghiệp. 

Biết là vậy, nhưng gần hai chục năm theo chân, gắn bó với các bác sĩ pháp y, PV chưa từng thấy có một người nào nói sẽ bỏ nghề. Bởi họ luôn ý thức được trách nhiệm bác sỹ của luật pháp của mình. Tất cả họ không ai bảo ai, đều có chung một suy nghĩ rằng:  Vẫn biết làm nghề giám định pháp y là một sự hy sinh bản thân rất lớn, nhưng nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần ai? 

Tin cùng chuyên mục

Vương cùng tang vật tại cơ quan điều tra.

Đang truy bắt kẻ dùng dao cướp vàng của người đi đường

(PLVN) - Nghe tiếng tri hô của vợ anh Sơn, người dân xung quanh liền đến hỗ trợ anh Sơn khống chế Vương giao cho lực lượng Công an cùng tang vật (1 sợi dây chuyền vàng 18kara, trọng lượng hơn 13 chỉ, 1 khẩu súng chưa giám định, 1 bình xịt hơi cay) còn Hiếu lên xe tẩu thoát. Công an huyện Châu Thành đang truy bắt Hiếu.

Đọc thêm

4 đối tượng có hành vi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm lĩnh án

Các đối tượng tại phiên toà.
(PLVN) - Cơ quan chức năng xác định, hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng Trọng Vinh, Nguyễn Gia An là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội; hành vi của Phạm Yến Nhi và Phạm Thị Thùy Dương là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất Ma túy của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an, an toàn xã hội.

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ ở Phú Yên

Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Hòa công bố quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Phan Thị Hồng Nhung (Ảnh: Viện KSND tỉnh Phú Yên).
(PLVN) -  Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) mới phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với bà Phan Thị Hồng Nhung (SN 1989, nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 2 điều 174 Bộ luật Hình sự.

Lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi

Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (hàng đầu, bên trái) và các chuyên gia tại Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 13/5 tại Hà Nội, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Tham dự Hội thảo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã trao đổi, đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Một số Trang Thông tin mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trên Facebook. Ảnh: bocongan.gov.vn
(PLVN) - Bộ Công an khẳng định hiện nay chỉ cung cấp thông tin chính thức trên môi trường mạng qua hai kênh: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (https://mps.gov.vn/ và https://bocongan.gov.vn/); Trang Thông tin Bộ Công an trên nền tảng Facebook (https://www.facebook.com/mps.gov?mibextid=LQQJ4d).

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù
(PLVN) - Ngày 13/5, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên án 13 bị cáo làm giả Giấy CNQSDĐ (sổ đỏ), để vay hơn 7 tỷ đồng của Ngân hàng rồi chiếm đoạt. Liên quan đến vấn đề này, hàng loạt “quan chức” của huyện Ia Grai cũng đang được các cơ quan chức năng xử lý ở một vụ án khác.

Xét xử đường dây chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng ra khỏi Việt Nam

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - TAND tỉnh Quảng Nam vừa mở phiên xử nhóm đối tượng chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng của đường dây “tín dụng đen” ra khỏi Việt Nam. Tòa tuyên phạt Nguyễn Quốc Đạt (30 tuổi), Lâm Thị Ngọc Loan (42 tuổi) cùng mức án 5 năm 6 tháng tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.