Phân quyền tổ chức bộ máy cho Thủ đô: Bước đột phá để Hà Nội thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù

Quang cảnh phiên thảo luận dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi - Nguồn ảnh Quochoi.vn
Quang cảnh phiên thảo luận dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi - Nguồn ảnh Quochoi.vn
(PLVN) - Qua thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi - dự thảo Luật) tại Kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu thống nhất cao với các vấn đề liên quan đến mô hình chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội, đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong việc quyết định tổ chức bộ máy biên chế…

Được quyết định tăng thêm biên chế là hoàn toàn phù hợp

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) phân tích, dự thảo Luật quy định TP Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào khung danh mục, vị trí việc làm, quy mô dân số và thực trạng khối lượng công việc, mức độ hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đặc điểm an ninh chính trị, an toàn xã hội trên toàn địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của TP để bảo đảm các chi phí cho các biên chế tăng thêm. Theo ĐB, đối với chính quyền Thủ đô, quy định nội dung này là phù hợp. Bởi Hà Nội là địa bàn tập trung đông dân cư, là trung tâm hành chính, kinh tế của cả nước, đòi hỏi về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức phải đáp ứng nhu cầu phát triển.

Theo Đại biểu Nga, việc giao cho chính quyền TP Hà Nội được quyết định tăng thêm biên chế cán bộ, công chức, viên chức như trong dự thảo Luật là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, việc tăng thêm này không ảnh hưởng đến nguồn ngân sách của Trung ương hay của các địa phương khác vì đã được chi ở phần ngân sách của TP.

ĐB Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cũng bày tỏ đồng tình, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy biên chế, quy định tại dự thảo Luật là bước đột phá quan trọng tạo tiền đề cho TP thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù. Việc phân quyền cho HĐND TP được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý Nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, theo ĐB Mai, cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện yêu cầu đặt ra để bảo đảm sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này.

Nên bỏ HĐND cấp quận?

Trao đổi bên hành lang Kỳ họp, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Công Long cho rằng, để xứng tầm với Thủ đô, những cơ chế chính sách cho Thủ đô cũng phải rất đặc biệt. Một trong những nội dung ông quan tâm là chính quyền đô thị, trên cơ sở tổng kết đánh giá mô hình thí điểm của Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và cả Hà Nội, từ đó cần có những quy định chuyên biệt, đặc biệt của Thủ đô, khẳng định vai trò, vị trí của Thủ đô. Do vậy, việc trao quyền cho các cơ quan chính quyền là rất quan trọng.

Theo ông, nên bỏ HĐND cấp quận, phường, tập trung cho cấp HĐND TP. Về biên chế, không nên băn khoăn, nếu chúng ta bỏ biên chế của HĐND cấp quận thì biên chế của HĐND TP có thể lên đến 150 người. HĐND TP phải là cơ quan thực sự khẳng định vai trò quyết định những vấn đề quan trọng nhất của Thủ đô, giám sát hiệu quả và xây dựng cơ chế chính sách cho Thủ đô. Bởi cơ chế chính sách cho Thủ đô không chỉ bằng luật, nghị quyết của Quốc hội, mà bản thân HĐND TP cũng được trao quyền quyết định những cơ chế chính sách có đặc thù cho Thủ đô. Vì vậy, ông cho rằng, HĐND chỉ nên tổ chức ở TP, biên chế đại biểu có thể là 150 và tỷ lệ đại biểu chuyên trách khoảng 40%.

Chia sẻ về chính sách thu hút nhân tài, ông Nguyễn Công Long cho rằng, dường như chúng ta quan niệm nhân tài là những đối tượng, những con người có sẵn ở đâu đó tìm về. Nhưng có những con người có thể là ở mức độ bình thường, nhưng chúng ta đặt đúng vị trí, phát huy được tiềm năng bên trong họ thì họ đã trở thành nhân tài. Kinh nghiệm cho thấy rất nhiều sinh viên giỏi, những người được đào tạo tốt trong và ngoài nước nhưng khi về chúng ta sử dụng không hiệu quả, cuối cùng cũng không phát huy được.

Điều quan trọng nhất là sử dụng, bố trí, sắp xếp như thế nào cho hợp lý. Từng cơ quan, những người có trách nhiệm phải biết bố trí, sử dụng làm sao khơi gợi, thúc đẩy con người đó phát huy hết những tố chất cũng như các kinh nghiệm, kiến thức của mình.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương.
(PLVN) - Sáng 18/6, tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác quốc phòng an ninh, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội...

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).