Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần thiết trao quyền chủ động về tài chính ngân sách cho TP

Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/11, phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ý kiến đại biểu cho rằng việc tăng thẩm quyền cho TP Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư như tại dự thảo Luật là rất cần thiết, trao quyền chủ động tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho TP.

Làm rõ hơn vai trò trung tâm động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển

Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) dẫn quy định tại dự thảo Luật khẳng định: "Thủ đô Hà Nội là trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước".

Theo đại biểu, nội dung này được thực hiện theo mục tiêu hướng đến trong Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên tinh thần Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước.

“Riêng về lĩnh vực kinh tế ngân sách, năm 2023, trong số 63 tỉnh thành, dự kiến mới chỉ có 18 địa phương thu đủ bù chi và nộp ngân sách về Trung ương theo Nghị quyết số 70 của Quốc hội khóa XV. Tôi được biết, hiện nay đã có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào TP Hà Nội. Đặc biệt, có khoảng 30 quốc gia là đối tác quan trọng thuộc Liên minh châu Âu, có tiềm lực rất lớn về tài chính, công nghệ”, đại biểu cho hay.

Ngoài ra, theo đại biểu, Hà Nội hướng tới hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp cũng như thiết lập quan hệ với các nước Bắc Âu. Đây sẽ là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Bắc Âu và doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu tìm hiểu môi trường đầu tư, mở rộng cơ hội kinh doanh ở Hà Nội nói riêng và kết nối với các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc kêu gọi và thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện nay.

“Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6/2023, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam chỉ đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Vì thế, tôi kiến nghị dự thảo Luật cần bổ sung thêm 1 chương để làm rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển đối với vùng đồng bằng sông Hồng và đặc biệt là cả nước trong thời gian tới”, đại biểu nói.

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh, trong dự thảo Luật, quy định về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô được thể hiện tại Điều 35. Đồng thời, tại các khoản khác của dự thảo Luật cũng thể hiện việc sử dụng ngân sách các cấp của Thủ đô để chi cho những hoạt động đặc thù cao hơn hoặc ngoài quy định đã có của Trung ương ở các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục y tế, an sinh xã hội, khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo và cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị, chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức…

Theo đại biểu, quy định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa của Luật Thủ đô năm 2012; đồng thời, nội dung về tiền thu đất từ khoản 5 Điều 35 đã có sự điều chỉnh bổ sung so với các quy chế thí điểm về tài chính, ngân sách đang được áp dụng ở Thủ đô hiện nay.

Cụ thể, quy định này xác định ngân sách TP Hà Nội được giữ lại tối đa các khoản tiền thu sử dụng đất, tiền cho thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của TP. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định tỷ lệ điều tiết cụ thể, phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn vốn trên cơ sở đề xuất của TP Hà Nội.

Đại biểu Dương Khắc Mai bày tỏ tán thành với nội dung nêu trên. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, việc quy định được giữ lại tối đa như dự thảo Luật là chưa rõ, chưa xác định được khoản thu giữ lại cho ngân sách TP Hà Nội là bao nhiêu.

“Việc để lại cho TP cần đảm bảo phù hợp với Nghị quyết của Trung ương và quy định của Hiến pháp. Theo đó, ngân sách Trung ương phải bảo đảm giữ vai trò chủ đạo”, đại biểu nói.

Vẫn theo đại biểu, trong dự thảo Luật Thủ đô, quy định về thu hút nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô được quy định tại Điều 37 đến Điều 45 theo hướng phân quyền mạnh trong lĩnh vực đầu tư; đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, tăng cường các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, đa dạng hóa mô hình, phương thức đầu tư mới, qua đó giúp thu hút đầu tư xã hội để hỗ trợ cho nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Chú ý tổng thể cân đối chung

Góp ý về nội dung tăng thẩm quyền cho TP trong lĩnh vực đầu tư tại Điều 43 của dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai nhận định, các quy định tại Điều này đã tăng thẩm quyền mạnh mẽ cho TP về đầu tư công và đầu tư tư nhân so với quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư.

Đặc biệt, việc giao thẩm quyền cho TP quyết định chủ trương đầu tư dự án trên 10.000 tỷ thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Luật Đầu tư công; trong đó dự án đường sắt đô thị không bị giới hạn mức vốn, còn đối với các loại dự án khác là không vượt quá 20.000 tỷ đồng.

Theo đại biểu, đây là quy định rất cần thiết, trao quyền chủ động tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho TP. “Tuy nhiên, việc giới hạn 20.000 tỷ đồng đối với các dự án khác là chưa rõ về cơ sở lựa chọn mức này. Tôi cũng mong sau khi sửa đổi Luật này thì Hà Nội sẽ có một bước tiến mới bứt phá để thực sự tương xứng đáng là Thủ đô của cả nước, Thủ đô hòa bình của cả thế giới được bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới ngưỡng mộ”, đại biểu nói.

Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) bày tỏ đồng tình với việc quy định về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô tại dự thảo Luật vừa kế thừa nội dung Điều 21 Luật Thủ đô năm 2012, vừa đồng thời luật hóa một số quy định tại Nghị quyết số 115 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Hà Nội.

Đại biểu Tạ Thị Yên phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Tạ Thị Yên phát biểu tại phiên họp.

“Thực tế triển khai các quy định này thời gian qua cho thấy, các cơ chế, chính sách, thí điểm này phù hợp, có hiệu quả, nên cần được luật hóa để thực hiện chính thức. Trong đó, có quy định cho phép Hà Nội được giữ lại tối đa các khoản thu thuộc thẩm quyền quản lý của TP để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thủ đô, vùng thủ đô”, đại biểu nói.

Tuy nhiên, nhấn mạnh Hà Nội là địa phương có số thu ngân sách nhà nước lớn thứ hai, chỉ sau TP Hồ Chí Minh, đại biểu đề nghị cần phải chú ý đến tổng thể cân đối chung trong ngân sách đối với các lĩnh vực và địa phương khác.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.