Phải không để các nhóm lợi ích liên kết với nhau

Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh
Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh
(PLO) - Hôm qua (4/10), Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam đã cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo của Đoàn Chủ tịch về tình hình nhân dân, đất nước quý III năm 2016 và Nghị quyết liên tịch quy định về các hình thức giám sát, phản biện xã hội… tại Hội nghị lần thứ 10 (khóa 8).

“Chống tham nhũng dây dưa quá”

Dự thảo báo cáo của Đoàn Chủ tịch về tình hình nhân dân và đất nước quý III/2016 do Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh trình bày nêu rõ, trong quý III năm nay, đại bộ phận nhân dân cả nước yên tâm, phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. 

Tuy nhiên, nhân dân vẫn còn những băn khoăn, lo lắng về nền kinh tế đất nước phát triển chưa bền vững, nợ công ở mức cao. Ngoài ra, thời gian gần đây, thông tin về việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo liên quan đến công tác cán bộ thiếu minh bạch; công tác luân chuyển cán bộ, đào tạo cán bộ ở một số nơi chưa dựa trên cơ sở đánh giá và quy hoạch, gây bất bình trong nhân dân…

Góp ý vào dự thảo, ông Đỗ Duy Thường - nguyên Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam cho rằng, vấn đề bức xúc hàng đầu của nhân dân hiện nay vẫn là công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) và lãng phí, nhưng tại dự thảo Báo cáo, những thông tin này còn quá ít. Ông Thường cũng đề nghị cần sửa Luật PCTN theo hướng làm sao phải có cơ chế, chính sách mới để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng. Tham nhũng hiện nay gắn với các nhóm lợi ích, vì vậy phải làm sao không để các nhóm lợi ích liên kết với nhau.

Cùng quan điểm, ông Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯMTTQ Việt Nam thẳng thắn: “Chống tham nhũng dây dưa quá. Tổng Bí thư đã chỉ đạo 7 bộ, ngành vào cuộc nhưng tới bây giờ vụ việc Trịnh Xuân Thanh đã có báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ chưa? Thời hạn đó thực hiện thế nào? Phải nói cho được những quy trình đã làm trong thời gian vừa qua. Bây giờ nếu không nói có phải là dây dưa, trì hoãn quyết định của Tổng Bí thư không?”. 

Từ những thắc mắc này, ông Kim đặt vấn đề: trong vụ án Trịnh Xuân Thanh, tại sao không áp dụng biện pháp hạn chế đi khỏi nơi cư trú, để rồi ông Thanh bỏ trốn, điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy, khiến người dân không thể không đặt câu hỏi: Điều hành và giải quyết thế nào mà để sự việc như thế?

Còn ông Nguyễn Túc - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hóa - xã hội (UBTƯMTTQ Việt Nam) lại lo ngại khi chưa bao giờ bức tranh xã hội bộc lộ rõ nét như hiện nay, “nợ công nhiều, thu thuế không đủ, việc làm thiếu, nhiều trường đại học không tuyển được học sinh…” và ông đề nghị  “Báo cáo phải nói rõ những điều đó”.

“Điểm huyệt” để giám sát

Quan tâm đến vấn đề giám sát và phản biện xã hội, ông Bùi Nguyên Súy, Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là câu chuyện rất yếu. “Trước mỗi phiên khai mạc Quốc hội, Mặt trận thường đọc báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhưng đọc xong rồi thì chuyển đi đâu, ai giải quyết, ai giám sát? Qua thực tế tôi thấy hầu hết các kiến nghị của cử tri mà các cơ quan nhà nước - hay nói cách khác là từ Chính phủ, các bộ, ngành, trưởng ngành đều trả lời cho xong. Ai cũng nói đã giải quyết 100% ý kiến của cử tri, nhưng theo tôi việc giải quyết phải bằng hai con đường, một là phải ban hành chính sách mới, hai là sửa đổi, thậm chí có những cái phải hủy bỏ chính sách không phù hợp”, ông Súy đề nghị.

Để việc giám sát đi vào thực chất, vị Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện cho rằng phải có thanh tra, kiểm tra và giám sát kết luận sau trả lời. Tránh việc các cơ quan chức năng nhận được văn bản là trả lời ngay, nhưng “lại trả lời bằng cách trích dẫn những văn bản cũ, những vấn đề cử tri quan tâm lại không đi vào trọng tâm, trả lời bằng cách cho xong”- ông Súy chỉ ra thực tế.

Cho rằng chủ thể giám sát phải độc lập, phải có sự phối hợp với các tổ chức và cá nhân đại diện cho nhân dân chứ không phải phối hợp với cơ quan nhà nước, ông Vũ Trọng Kim cũng lưu ý đến đối tượng giám sát không nên rộng quá. Trên tinh thần đó, ông đề nghị Mặt trận phải chọn việc để giám sát.  “Những chỗ trời yên biển lặng thì mình tới giám sát làm gì? Mình phải giám sát ở những nơi mà tổ chức, nhân dân đã có kiến nghị lâu ngày rồi nhưng không ai giải quyết cả… Hãy đến chỗ mà người dân cầu cứu, phải “điểm huyệt” để làm, có nghĩa là anh phải sờ tới, tham gia giám sát công việc của Đảng, của các ngành tư pháp. Giám sát không có trọng tâm, trọng điểm thì không giải quyết được gì cả” - ông Kim bày tỏ.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.