Phải có chế tài đối với cơ quan không công bố kết luận thanh tra

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
(PLO) - Hiện nay, nhiều kết luận thanh tra của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chưa được công khai theo đúng nội dung và hình thức của pháp luật. Trong khi đó, nhiều cơ quan, bộ, ngành, địa phương thường lấy lý do kết luận thanh tra chứa nội dung mật để không thực hiện công khai kết luận thanh tra, đặc biệt là việc thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đó là những hạn chế được nêu ra tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam do Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn với Thanh tra Chính phủ (TTCP) về giám sát việc công khai kết luận thanh tra, diễn ra hôm qua (25/4) tại Hà Nội.

“Điểm mặt” nhiều lý do cản trở

Tính đến tháng 3/2017, TTCP đã ban hành 24 kết luận thanh tra và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của TTCP 19 thông báo kết luận thanh tra. Tổng TTCP Phan Văn Sáu khẳng định việc công khai kết luận thanh tra phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, minh bạch. Việc công bố kết luận thanh tra rộng rãi sẽ tạo quan tâm, lan tỏa trong cộng đồng qua sự giám sát của người dân.

Theo TTCP, những kết luận thanh tra đều được đăng tải công khai thông báo trên Cổng thông tin điện tử của TTCP, trừ những nội dung Kết luận thanh tra có liên quan đến bí mật nhà nước, an ninh quốc gia, tổ chức họp báo định kỳ hay đột xuất công khai kết quả thanh tra, giải quyết, tố cáo và phòng chống tham nhũng để các cơ quan đoàn thể, báo chí và quần chúng nhân dân biết để giám sát.

Tuy nhiên, báo cáo với Đoàn giám sát, TTCP cũng phản ánh không ít khó khăn, vướng mắc trong việc công khai các kết luận thanh tra, trong đó nhiều kết luận thanh tra của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, đặc biệt là các bộ, ngành, địa phương chưa được công khai theo đúng nội dung và hình thức quy định.

Chưa kể nhiều cơ quan, bộ, ngành, địa phương thường “nại ra lý do kết luận thanh tra chứa nội dung mật” để không thực hiện công khai kết luận thanh tra, đặc biệt là việc thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; do vậy chưa đảm bảo yêu cầu về công khai theo quy định của pháp luật thanh tra và yêu cầu của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Phó Tổng TTCP Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh, danh mục bí mật nhà nước rất phức tạp, các bộ, ngành, địa phương đều có danh mục bí mật nhà nước riêng là “cản trở để TTCP công bố kết luận thanh tra”. Bởi vậy, ông Thanh kiến nghị cần có quy định quy trình giải mật để công khai kết luận thanh tra.

Bên cạnh đó các bộ, ngành cần rà soát theo tinh thần giảm thiểu các danh mục bí mật để không ảnh hưởng đến việc công khai kết luận thanh tra. Cùng quan điểm, Phó TTCP Đặng Công Huẩn cũng đề nghị nên quy định chế tài xử lý cụ thể đối với người có trách nhiệm không thực hiện việc công khai hoặc công khai không đúng, không đủ nội dung của kết luận thanh tra theo đúng quy định pháp luật.

Phải cụ thể hóa những trường hợp nhạy cảm, bí mật

Theo Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, để việc công khai kết luận thanh tra đạt hiệu quả, trong thời gian tới cần hoàn thiện cơ chế, chế tài hướng dẫn việc thực hiện công khai các kết luận thanh tra; nghiên cứu làm rõ trách nhiệm pháp lý của người ra quyết định thanh tra và người ký kết luận thanh tra.

Đối với những trường hợp nhạy cảm, bí mật khi công bố kết luận thanh tra phải cụ thể hóa và có quy định cụ thể đối với một số lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán. Việc quy định các trường hợp nhạy cảm, bí mật phải xác định cụ thể cấp nào ra quy định tránh sự tùy tiện. “Ngoài bí mật nhà nước cấp quốc gia còn có các bí mật cho các ngành, địa phương. Phải có hướng dẫn để có cơ chế, cách làm. Ngành nào, địa phương nào có danh mục bí mật phải công bố để việc thanh tra được chủ động”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu Mặt trận, hiện nay chưa có chế tài đối với việc cơ quan thanh tra hoàn thành quá trình thanh tra và có kết luận nhưng không thực hiện công bố kết luận thanh tra. “Nếu cần bổ sung chúng tôi kiến nghị Thủ tướng có văn bản hướng dẫn thêm vì không có chế tài cơ quan không làm hết trách nhiệm”- ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị và cho biết thêm, hiện nay Luật quy định công bố kết luận thanh tra cùng với thành phần của đoàn thanh tra tại cơ quan tiến hành thanh tra với ba phương thức lựa chọn: qua báo chí, bảng điện tử và thông báo tại nơi làm việc; nhưng thời gian qua, phương thức công bố qua báo chí hầu như chưa được áp dụng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý, khi sửa đổi Luật Thanh tra trong thời gian tới, TTCP cần quan tâm đồng bộ với Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tổ chức Chính phủ và những quy định liên quan đến bí mật nhà nước.

UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp với TTCP từng bước làm tốt việc công khai hóa kết quả thanh tra, tiến tới đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra. Theo đó, UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, TTCP, các tổ chức chính trị – xã hội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam tiến hành giám sát tại 5 Bộ và địa phương nhằm bước đầu đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện công khai kết luận thanh tra.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.