Phải “bôi trơn” mới được cấp sổ đỏ?

Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang
Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang
(PLO) - Tại UBTVQH sáng nay, đại biểu QH Nguyễn Sỹ Cương chất vấn Bộ trưởng TN&MT có biết việc nhiều người dân Hà Nội mua nhà chung cư phải bỏ tiền "bôi trơn cán bộ" mới được cấp sổ đỏ?
ĐB Sỹ Cương cho hay, theo nghị quyết của QH, Hà Nội phải giải quyết việc cấp sổ đỏ lần đầu tỷ lệ tối thiểu 85% nhưng không hoàn thành. Có rất nhiều dự án người mua nhà đã thanh toán đầy đủ, chủ đầu tư đã bàn giao cho người sử dụng hàng năm nay nhưng không thấy nói gì đến sổ đỏ.
'Bôi trơn'
"Theo người dân thì nguyên nhân căn bản nhất dẫn tới việc cấp sổ đỏ chậm trễ phần lớn do tiêu cực, nhũng nhiễu. Bộ trưởng có biết việc này không? Trách nhiệm quản lý của Bộ TN&MT như thế nào?" - ông Cương hỏi.
ĐB cũng phản ánh việc cấp sổ đỏ tại các dự án nhiều năm không làm riêng lẻ từng trường hợp đối với các dự án chung cư mà phải làm từng tòa nhà thông qua chủ đầu tư. Lợi dụng việc này, chủ đầu tư đã phổ biến phải nộp 8 triệu đồng mới được làm nhanh sổ đỏ.
"Vì họ đòi tiền quá cao nên nhiều người dân không có điều kiện, người ta xót xa không nộp và kết quả là những người nộp phí bôi trơn thì đã được cấp, những người khác thì không biết đến bao giờ. Điều đáng nói là phí bôi trơn này chỉ nói miệng và thu tiền không có biên lai, biên nhận gì cả" - ông Cương phản ánh.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương
ĐB Nguyễn Sỹ Cương 
Quy định cũng như thời hạn giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ rất mập mờ. "Chủ đầu tư nói không biết đến bao giờ mới có sổ đỏ, muốn biết thì xuống bộ phận một cửa mà hỏi. Khi người dân phản ánh đến Sở TN&MT Hà Nội thì không nhận được phản hồi. Việc người dân nghi ngờ có đường dây làm sổ đỏ từ các chủ đầu tư lên tới Sở TN&MT là có cơ sở. Tôi xin chuyển câu hỏi này tới Bộ trưởng".
Bộ trưởng thừa nhận nhũng nhiễu ở địa phương
Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang trả lời, việc cấp sổ đỏ có nhiều nguyên nhân chậm trễ, kéo dài, trong đó có cả nhũng nhiễu, trong đó có trách nhiệm của các văn phòng đăng ký đất đai ở địa phương. Nếu như các địa phương cơ bản hoàn thành việc cấp sổ đỏ thì Hà Nội và TPHCM lại phức tạp, nhất là với chung cư. Bộ đã cử nhiều đoàn xuống làm việc với Hà Nội, tình hình đã cải thiện hơn rất nhiều.
Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường, hướng dẫn để tìm thêm giải pháp, tăng cường thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý thủ tục hành chính đã rút ngắn rất nhiều nhưng vấn đề là thực hiện, nhất là ở các văn phòng đăng ký đất đai, đòi hỏi thanh, kiểm tra.
Tiếp ý của Bộ trưởng, ĐB Bùi Thị An hỏi: "Nhiều cử tri nói rằng việc cấp sổ đỏ ở các khu chung cư có rất nhiều vấn đề nhưng UBND TP Hà Nội báo cáo những việc đó đã được giải quyết cơ bản và báo cáo lên Bộ nhưng vừa rồi Bộ trưởng vẫn khẳng định có hiện tượng nhũng nhiễu. Đề nghị Bộ trưởng thẩm định lại thông tin để chúng tôi có căn cứ báo cáo lại cử tri?".
Trước câu hỏi của ĐB An, Bộ trưởng hứa sẽ trả lời bằng văn bản.
Khai thác khoáng sản trái phép khó bắt quả tang
Quản lý khai thác khoáng sản là nội dung Bộ trưởng nhận nhiều chất vấn. ĐB Nguyễn Tuyết Liên phản ánh thực trạng khai thác trái phép cát trên sông cả nước, đặc biệt ở sông Hậu gây sạt lở, nguy hiểm cho người dân sống ở ráp danh. "Bộ trưởng có giải pháp gì đột phá chấn chỉnh tình trạng này?".
Nhấn mạnh trách nhiệm của địa phương trong cấp phép khai thác khoáng sản, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói việc xử lý vi phạm hỏi trách nhiệm của liên ngành địa phương bởi sai phạm trong khai thác cát trái phép trên sông rất khó bắt quả tang. Nếu tăng cường tổ chức tốt, phối hợp liên ngành ở địa phương thì thực trạng sẽ cải tiến.
ĐB Đỗ Văn Đương đưa ra con số 1 tàu khai thác cát mỗi ngày có thể thu 50-60 triệu đồng nên việc có giấy phép khai thác dứt khoát không thể dễ dàng. Ông hỏi Bộ trưởng liệu có "sự tiếp tay thông đồng" của cán bộ cấp phép?
Dẫn kết quả xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm tra hàng năm liên quan khai thác khoáng sản, ông Đương cũng phàn nàn các biện pháp chế tài áp dụng lâu nay quá nhẹ. "Ăn" tài nguyên, tài sản của quốc gia mà chỉ bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép là bất hợp lý, theo ông Đương, phải có giải pháp cụ thể, xử lý trách nhiệm ghi thẳng vào luật.
Không chỉ đòi phải áp dụng mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội rút ruột tài nguyên quốc gia, ông Đương cho rằng phải áp hình phạt cao nhất là tử hình, chung thân cho tội cấp giấy phép trái phép mới mong xử lý triệt để thực trạng. Câu hỏi chất vấn cùng lúc cho lãnh đạo Bộ TN&MT lẫn Bộ Công an.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đồng tình rằng mức xử lý vi phạm hiện nay còn nhẹ dù tinh thần phải xử theo quy định của pháp luật. "Mức độ xử nặng, nhẹ liên quan nhiều yếu tố nhưng tôi đồng tình chúng ta cần phải có quy định nặng hơn nữa, thậm chí thu hồi tiền, truy cứu trách nhiệm hình sự" - Bộ trưởng nói và kỳ vọng khung chế tài sẽ chặt chẽ trong các quy định của các luật liên quan.
Khiếu nại, tố cáo ai chịu trách nhiệm?
Trích dẫn lại báo cáo do Bộ trưởng trình bày trong đó nhận định việc xử lý vi phạm về đất đai hiện nay không rõ, ĐB Ngô Văn Minh chất vấn còn 3.700 tổ chức và khoảng 23 nghìn ha đất có vi phạm để thất thoát lãng phí, đã xử lý được ai và thế nào?
Ông nêu câu hỏi về chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật trong hướng dẫn thi hành luật Đất đai do chính Bộ ban hành tác động đến cuộc sống mà văn bản sau ra có lợi hơn văn bản trước, mà một con số không có nhiều dịch chuyển, đó là khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai vẫn chiếm hơn 70%. Ông Minh băn khoăn liệu một văn bản mới sắp ban hành của Bộ là nghị định 47 liệu có khắc phục được thực trạng như bài ca muôn thuở?
ĐB Ngô Văn Minh
ĐB Ngô Văn Minh 
Bộ trưởng TN&MT thừa nhận trách nhiệm của Bộ trong tham mưu về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật song ông cho rằng, để giải quyết vấn đề cho người dân, chăm lo lợi ích của người dân thì trách nhiệm văn bản chỉ một phần, phần trách nhiệm nữa là địa phương các cấp trực tiếp xử lý các vấn đề rất quan trọng.
Liên quan xử lý thất thoát, lãng phí đất, Bộ trưởng khẳng định đã xử lý quyết liệt nhưng có những địa phương cũng tâm tư, đó là trong bối cảnh kinh kế khó khăn, vì nhiều lý do DN ngưng đầu tư nhưng nếu xử lý quá mạnh thì khó hút đầu tư. Do đó để chia sẻ khó khăn với DN, diện tích chưa đưa vào sử dụng sẽ được gia hạn tiếp 24 tháng. Nếu chủ đầu tư không sử dụng sau thời hạn trên thì sẽ bị thu hồi trắng, không bồi hoàn tài sản trên đất.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tham gia trả lời chất vấn cho hay, khiếu nại đất đai năm 2014 chiếm 68%, xu hướng tăng so với năm ngoái. Để giải quyết, ông cho rằng phải nâng cao trách nhiệm cơ quan nhà nước, tiếp công dân thường xuyên, đối thoại giải quyết khiếu nại để giảm bớt bức xúc, khiếu nại tồn đọng, tăng cường hiểu biết pháp luật cho nhân dân, xây dựng thể chế, thanh tra trách nhiệm UBND các cấp, bộ ngành trong giải quyết khiếu nại, tố cáo....

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.