PGS.TS Trần Đắc Phu: 'Người dân đang có tư tưởng chủ quan'

(PLVN) - "Chúng ta đang thực hiện giãn cách xã hội, với tư tưởng chủ quan sẽ khiến virus lây lan, dịch bùng lên lúc nào không biết", PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.

Sau 9 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, số ca mắc mới mỗi ngày giảm, nhiều thời điểm ít hơn số ca được công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân mới như 237, 243 và 251 đang được đánh giá là phức tạp khi nguồn lây chưa được xác định rõ ràng.

Zing đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn cao cấp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, về tình hình dịch bệnh hiện nay.

PGS.TS Tran Dac Phu: 'Nguoi dan dang co tu tuong chu quan' hinh anh 1 ts_Phu.jpg

PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh:Tuấn Dũng.

Thực hiện tốt giãn cách xã hội sẽ kiểm soát được dịch

- Theo ghi nhận của Zing, trong vài ngày qua có hiện tượng người dân lại ra đường, nhất là một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Ông đánh giá về tình trạng này như thế nào?

- Đúng vậy, tôi cũng vừa gọi điện cho lãnh đạo thành phố Hà Nội khi thấy tình trạng người dân đang quay trở lại việc ra đường. Người dân đang có tư tưởng chủ quan. Chúng ta đang thực hiện giãn cách xã hội, với tư tưởng chủ quan như vậy sẽ khiến virus lây lan, dịch bùng lên lúc nào không biết. Ở nước ngoài đã chứng minh quốc gia nào thực hiện tốt giãn cách xã hội sẽ kiểm soát được dịch, nếu không sẽ vỡ trận ngay.

- Sự chủ quan này có phải xuất phát từ việc số ca mắc gần đây giảm?

- Có lẽ vậy. Khi thấy số ca mắc giảm, người dân cứ nghĩ chúng ta đã thành công. Thực tế, không phải vậy. Dịch đang âm thầm và hoàn toàn có thể bùng lên. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc giãn cách xã hội rất quan trọng. Vì khi có ca lây nhiễm trong cộng đồng, sẽ không biết ai là người đang nhiễm và không biết đâu là nguồn bệnh.

Bản chất của việc giãn cách xã hội là để người bệnh và người lành không tiếp xúc với nhau trong khoảng thời gian nhất định (tối thiểu 14 ngày). Sau khoảng thời gian thực hiện hạn chế tiếp xúc giữa người lành với người bệnh thì mầm bệnh của đối tượng mắc bệnh không còn khả năng lan truyền, từ đó chúng ta sẽ giải quyết được việc dập dịch.

Giãn cách xã hội là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh lây lan rộng ra cộng đồng và phải được thực hiện nghiêm túc, triệt để ở tất cả các nơi.

- Qua 9 ngày giãn cách xã hội, liệu đã đánh giá được hiệu quả chưa? Ca ca mắc mới giảm, chẳng hạn tối qua và sáng nay đều không có ca mắc, điều này có ý nghĩa gì?

- Thời điểm này chưa thể đánh giá được. Chúng ta phải xác định dịch có thể bùng lên bất cứ khi nào. Số ca giảm không có ý nghĩa vì thực tế ngày giảm ngày tăng chứ không phải giảm hết.

Ngoài ra, số người nhập cảnh càng ngày càng ít đi nên số ca dương tính trong đó sẽ ít đi. Hiện nay, các ca cộng đồng mới là vấn đề cần quan tâm. Thời gian qua, Việt Nam phát hiện những ca mắc qua xét nghiệm từ người nhập cảnh nhiều nhưng xét nghiệm trong cộng đồng cũng chưa nhiều, nên chưa đánh giá được đầy đủ.

Trên thế giới, các nước ở giai đoạn đầu của dịch chưa có đủ năng lực xét nghiệm. Sau đó, khi phát hiện số ca tăng vọt, đi vào chống dịch mạnh mẽ, họ mới tiến hành xét nghiệm rộng rãi trong cộng đồng và phát hiện số ca bệnh nhiều. Việc xét nghiệm nhiều sẽ phát hiện được nhiều ca bệnh.

Vì thế, hiện nay, Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo triển khai xét nghiệm những ca sốt, ho, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ. 40% ca bệnh Covid-19 không có triệu chứng, 20% có triệu chứng nhẹ không đi bệnh viện, do đó cần phải xét nghiệm rộng rãi để tầm soát được hết những đối tượng này.

PGS.TS Tran Dac Phu: 'Nguoi dan dang co tu tuong chu quan' hinh anh 2 tss.jpg

Lượng người tham gia giao thông trên tuyến đường Khuất Duy Tiến sáng 9/4 tăng vọt so với ngày trước đó. Ảnh:Hoàng Hà.

Tìm F0 không phải ưu tiên hàng đầu

- Một số ca gần đây như 237, 243 và 251 được xác định là phức tạp khi không xác định được nguồn lây, mất dấu F0. Trong bối cảnh này, ngành y tế sẽ xử lý ra sao?

- Hiện nay, các ca lây trong cộng đồng tìm nguyên nhân rất khó. Trước đây, với các ca xâm nhập, người ta khoanh vùng lại, tập trung lại dễ, biết nguồn cơn từ đâu. Còn bây giờ, dịch lây ra cộng đồng nên rất khó. Vì thế, chúng ta mới cần giãn cách xã hội. Nếu tìm được nguồn lây thì đâu cần làm giãn cách xã hội. Chúng ta hiện nay không biết được đâu là người mang bệnh đâu là người lành. Dù số người nhiễm chưa nhiều, nó vẫn có khả năng lây.

Tìm nguồn lây nhiễm là quan trọng nhưng trong trường hợp đã có lây nhiễm trong cộng đồng, vấn đề cần ưu tiên hàng đầu là triển khai ngay các giải pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch, không để dịch lan rộng. Vì vậy, các địa phương không được mất cảnh giác, chủ quan, nghĩ rằng các ca nhiễm mới có liên quan đến ổ dịch cũ.

- Vậy còn ca bệnh 243 ở Mê Linh, nhiều thông tin cho rằng bệnh nhân này ủ bệnh tới 23 ngày và lây từ ổ dịch BV Bạch Mai?

- Bệnh nhân 243 đến Bệnh viện Bạch Mai từ 12/3, tới ngày 4/4 lấy mẫu và ngày 5/4 có kết quả xác định dương tính với virus SARS-CoV-2. Để đánh giá bệnh nhân bị nhiễm bệnh lâu hay chưa phải xét nghiệm kháng thể.

Kết quả xét nghiệm được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện không phát hiện kháng thể trong cơ thể bệnh nhân. Chúng tôi nghĩ rằng đây là trường hợp mới nhiễm và có thể đặt vấn đề bệnh nhân lây nhiễm trong cộng đồng. Bởi trong quá trình điều tra dịch tễ, bệnh nhân này tiếp xúc nhiều người ở nhiều nơi, nhiều vị trí, kể cả những nơi có nguy cơ cao ở các bệnh viện khác chẳng hạn.

- Việt Nam đã đi được hơn một nửa thời gian giãn cách xã hội. Sau 14 ngày, liệu có nên kéo dài thêm như Bộ Y tế vừa đề xuất?

- Điều này phải đợi hết 14 ngày xem tình hình cụ thể, cân đối giữa chống dịch và kinh tế. Song chắc chắn sẽ có phương án, hoặc tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội, nếu không thì cũng phải nới lỏng chứ không xóa hẳn, quay lại như trước. Bộ Y tế đang viết kịch bản để trình thủ tướng.

Tôi khuyến cáo người dân phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, nghiêm chỉnh và quyết liệt. Tuyệt đối không được chủ quan. Hai là tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh nhà cửa, rửa tay xà phòng, đeo khẩu trang. Tất cả cùng chung sức vào cuộc chiến chống dịch.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.