PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Phó Chủ tịch Hội vận tải đường sắt Việt Nam: Cần tạo môi trường để doanh nghiệp tham gia vào phát triển đường sắt

PGS.TS Nguyễn Hồng Thái.
PGS.TS Nguyễn Hồng Thái.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam về Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và những tác động của Dự án đến giao thông và nền kinh tế của Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Phó Chủ tịch Hội vận tải đường sắt Việt Nam nhận định: “Dự án này nếu được triển khai sẽ là một trong những trụ cột chính trong vấn đề vận tải Bắc - Nam. Bởi đặc thù của nước ta là trải dài, trục chính Hà Nội - TP HCM hoặc có thể kéo dài đến Cần Thơ. Điều này sẽ đảm nhiệm vận tải rất lớn, trước hết là hành khách, đó là vấn đề thực tiễn.

Trong quá trình phát triển đường sắt cao tốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và liên vùng của Việt Nam. Đặc biệt tại các nhà ga của các tuyến đường sắt chạy qua sẽ tạo ra hiệu ứng phát triển kinh tế về du lịch, khu đô thị, giá trị đất đai của các khu vực, kích thích phát triển của các địa phương.

Ngành đường sắt phát triển thì là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi phát triển ngành đường sắt. Ví dụ công tác đào tạo, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ngành công nghiệp đường sắt.

Thưa ông, vậy khi triển khai các dự án đường sắt lớn này Việt Nam cần lưu ý điều gì để tránh các rủi ro về vốn, công nghệ, hiệu quả khai thác?

- Phải khẳng định, Việt Nam trong thời gian rất dài chưa có kinh nghiệm, nghiên cứu phát triển đường sắt cao tốc, chắc chắn phải lựa chọn, sử dụng công nghệ của các nước phát triển. Tuy nhiên, tôi thấy Chính phủ, Quốc hội đối với sự phát triển của ngành đường sắt, ngoài tính cấp thiết thì còn quan tâm đến mức độ tự chủ của Việt Nam trong vấn đề phát triển đường sắt, đặc biệt trong quá trình sử dụng và khai thác tuyến đường sắt. Sự quan tâm đòi hỏi có sự tham gia đồng hành của các doanh nghiệp, đặc biệt các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân các tập đoàn, doanh nghiệp lớn này chưa có kinh nghiệm để tham gia nhiều lĩnh vực này. Tôi nghĩ cần có cơ chế, tạo môi trường hấp dẫn để các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham gia vào việc phát triển của đường sắt trong lĩnh vực như: kết cấu hạ tầng, đầu máy toa xe… để tự chủ phần nào trong việc đầu tư, khai thác. Đây cũng là điều kiện nâng tầm vị thế của Việt Nam và cũng là điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, phát triển tự chủ phần nào về vấn đề tham gia phát triển công nghệ.

Theo ông, Việt Nam có nên học hỏi mô hình quản lý và phát triển đường sắt ở các nước tiên tiến đã có nhiều kinh nghiệm như: Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp,…?

- Đây là vấn đề cực kỳ khó. Việc học hỏi tất nhiên là phải học hỏi, vì chúng ta chưa có kinh nghiệm phát triển lĩnh vực này. Có rất nhiều hội thảo với nhiều sự tham gia của các nhà khoa học có ý kiến, quan điểm khác nhau về vấn đề lựa chọn công nghệ nào cho đường sắt Việt Nam. Nhiều ý kiến khác nhau để lựa chọn. Nhưng chúng ta có kỳ vọng, mong muốn Việt Nam sẽ tiến tới tự chủ, tự chủ phần nào trong quá trình phát triển đường sắt. Đó là vấn đề cần “bài toán” kết hợp, đó là điều cần ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học để đưa ra phương án phù hợp phát triển với điều kiện phát triển và mục tiêu chúng ta đề ra.

Đây là “bài toán” lớn, cần học hỏi nhiều kinh nghiệm. Như tôi được biết có rất nhiều quan điểm trái ngược, mỗi quan điểm đều có ưu, nhược điểm và ứng dụng nhất định.

Mô phỏng Đường sắt tốc độ cao. (Ảnh: AI thực hiện)

Mô phỏng Đường sắt tốc độ cao. (Ảnh: AI thực hiện)

Hướng tới kỷ nguyên vươn mình, ông có thể chia sẻ kỳ vọng, mong muốn của mình về ngành đường sắt Việt Nam?

- Trong những năm gần đây bắt đầu có sự quan tâm nhất định từ cơ quan quản lý nhà nước về ngành đường sắt. Bởi lẽ, để phát huy khối lượng lớn, đặc biệt điều kiện địa lý Việt Nam trải dài, trong khi trục xương sống vận tải đường sắt phải là trục chính đảm nhận vị thế nhất định của phương thức vận tải. Còn lại vận tải về các trục nhánh thì sẽ là trách nhiệm của phương thức vận tải ô tô. Điều này đã được thể hiện từ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng). Đã thể hiện được vị thế, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển đường sắt. Đây là cơ hội phát triển phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của ngành đường sắt cũng như địa lý của Việt Nam.

Trước hết, tôi mong muốn chúng ta sẽ có hệ thống đường sắt đồng bộ; thứ hai là có công nghệ phù hợp, tiên tiến so với các nước; thứ ba, đường sắt sẽ đảm nhận khối lượng nhất định trong vấn đề vận tải.

Trong thời gian tới chúng ta có tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh - Lào Cai, để tạo ra những vận tải khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo hiệu ứng liên kết vùng trong quá trình phát triển, giảm thiểu gánh nặng cho các phương thức vận tải khác.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bình Định khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, TP. Quy Nhơn

Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Định và chủ đầu tư cắt băng khánh thành Dự án
(PLVN) -  Chiều ngày 27/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng. Đây là công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn.

Dùng ván gỗ kê dưới mố cầu Rác tránh hư hỏng lan rộng

Cơ quan quản lý đường bộ sử dụng nhiều tấm ván gỗ chèn dưới phần mố cầu Rác bị hư hỏng. Ảnh: PV
(PLVN) -Trong thời điểm chờ sửa chữa sự cố hư hỏng mố cầu Rác trên tuyến Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh, cơ quan quản lý đường bộ đã cho kê các tấm ván gỗ tạm thời nhằm giảm xung kích khi phần bê tông bản cánh dầm cầu bị vỡ, tránh hư hỏng lan rộng.

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc
(PLVN) - Vừa qua, trong các ngày 24-26/3/2025, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Trần Hồng Minh dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Tiếp đón Đoàn công tác có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc Lưu Vỹ. Tại đây hai bên đã có những trao đổi nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của hai nước.

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
(PLVN) - Hưởng ứng năm An toàn giao thông (ATGT) 2025, sáng 26/3, tại Cổng Công viên Thống Nhất (mặt đường Trần Nhân Tông, TP Hà Nội), Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT TP Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức sự kiện phát động toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và ra quân các hoạt động của thanh niên Thủ đô thực hiện Đề án Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự ATGT giai đoạn 2022 – 2025.

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương
(PLVN) -  Nhằm bảo đảm việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp giấy phép lái xe (GPLX) không bị gián đoạn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục GPLX, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương thông báo các điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo bước chân ông cha mở đường

Theo bước chân ông cha mở đường
(PLVN) - Bây giờ từ xứ Bắc vô Trung, thăm Nam rất thuận tiện do giao thông phát triển. Có đường quốc lộ 1A, rồi cao tốc gần hoàn thiện, đường nối giữa các tỉnh, thành… đều rộng dài. Nhưng trước đó, cha ông ta đã rất khó nhọc từng bước chân mở đường cái quan để con người được gặp gỡ.

Sẽ có Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
(PLVN) - “Việc xây dựng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông (TNGT) là cần thiết, góp phần giảm thiểu, khắc phục thiệt hại do TNGT, mang tính hỗ trợ kịp thời và có ý nghĩa nhân văn”, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia nhấn mạnh.