Pfizer-BioNTech: Hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 giảm sau 6 tháng

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 46.000 người cho cuộc nghiên cứu về hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 sau liều thứ hai. Ảnh: AFP
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 46.000 người cho cuộc nghiên cứu về hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 sau liều thứ hai. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một nghiên cứu do Pfizer-BioNTech tài trợ cho thấy hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 tuy vẫn cao những sẽ giảm 13% trong 6 tháng sau liều thứ hai, cho thấy có thể cần phải tiêm nhắc lại trong tương lai.

Hơn 46.000 người ở Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Argentina, Nam Phi và Đức được theo dõi trong nghiên cứu. Khoảng 2.306 người tham gia ở độ tuổi từ 12 đến 15, trong khi những người còn lại từ 16 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 51.

“Hiệu quả đạt đỉnh 96,2% trong khoảng thời gian từ bảy ngày đến hai tháng sau liều hai, và giảm dần xuống 83,7% từ bốn tháng sau liều hai cho đến khi cắt dữ liệu - giảm trung bình 6% mỗi hai tháng”, các tác giả - hầu hết làm việc cho Pfizer hoặc BioNTech - đã viết trong bài báo đăng trên trang medRxiv.org vào ngày 28/7.

Theo nhóm nghiên cứu, cần phải theo dõi liên tục để hiểu tác dụng của vaccine tồn tại theo thời gian, nhu cầu dùng liều tăng cường và thời điểm cần tiêm.

Một số nhà sản xuất vaccine đang xem xét liệu có cần bổ sung thêm liều cho những người đã được tiêm hay không khi các quốc gia trên thế giới đang phải vật lộn để chống lại biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.

Những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao như Israel đã bắt đầu thực hiện các mũi tiêm nhắc lại để chống lại biến thể Delta và các biến thể mới khác của virus corona.

Một nghiên cứu sức khỏe cộng đồng của Anh đã phát hiện ra rằng khả năng bảo vệ của một trong hai loại vaccine phòng COVID-19 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay (là Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca) để chống lại biến thể Delta sẽ yếu đi trong vòng ba tháng. Do đó, những người bị nhiễm bệnh sau khi tiêm hai mũi vaccine Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca có thể vẫn có nguy cơ cao hơn so với nhiễm các biến thể trước đó của virus corona.

Dựa trên hơn ba triệu mẫu gạc mũi và họng được lấy trên khắp nước Anh, nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy rằng 90 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai của vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm của chúng đã giảm xuống lần lượt là 75% và 61%.

Con số này đã giảm xuống lần lượt từ 85% và 68% hai tuần sau liều thứ hai. Sự suy giảm hiệu quả rõ rệt hơn ở những người từ 35 tuổi trở lên.

Cần tiêm vaccine phòng COVID-19 để đối phó với sự lây lan của biến thể Delta của virus corona. Ảnh: USNews

Cần tiêm vaccine phòng COVID-19 để đối phó với sự lây lan của biến thể Delta của virus corona. Ảnh: USNews

Phát hiện của Oxford phù hợp với phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về khả năng bảo vệ của vaccine giảm dần theo thời gian. Kết quả phân tích này được đưa ra khi Chính phủ Hoa Kỳ vạch ra kế hoạch đưa các mũi tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 vào tháng tới trong bối cảnh gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta.

Hôm 17/8, hãng tin AP đưa tin, các quan chức y tế Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ khuyên người Mỹ nên tiêm tăng cường 8 tháng sau lần tiêm thứ hai. Dự kiến trong vài tuần tới, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức phê duyệt mũi tiêm nhắc lại thứ ba của vaccine Pfizer-BioNTech.

Trong khi đó, các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Chile đã bắt đầu cung cấp các mũi tiêm nhắc lại vaccine Pfizer-BioNTech và AstraZeneca cho những người đã tiêm thuốc tiêm vaccine phòng COVID-19 của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại về hiệu quả của chúng đối với chủng Delta.

Nghiên cứu của Pfizer-BioNTech không khuyến nghị tiêm nhắc lại nhưng lưu ý rằng các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để cung cấp thêm dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của liều thứ ba của vaccine và cũng không đề cập đến khả năng bảo vệ của vaccine chống lại biến thể Delta như thế nào.

Bài báo cho biết: “Việc quan sát liên tục những người tham gia trong tối đa hai năm trong nghiên cứu này, cùng với dữ liệu hiệu quả trong thực tễ sẽ xác định liệu một mũi tiêm tăng cường có khả năng mang lại lợi ích sau một khoảng thời gian dài hơn hay không”.

Tuy nhiên, Sarah Walker, giáo sư thống kê y khoa và điều tra viên chính của Oxford cho biết, trong các nghiên cứu cho thấy cả hai loại vaccine này, với 2 liều, vẫn hoạt động rất hiệu quả trong việc chống lại biến thể Delta.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.