Ông nội vua Hùng dời đô chỉ vì con chim phượng bay đi?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Đại địa Ngàn Hống 99 ngọn núi trập trùng kỳ vĩ đã từng là nơi vua ở. Sau khi lên ngôi, vua Kinh Dương Vương (ông nội vua Hùng) đã đóng đô ở Hồng Lĩnh, nhưng tương truyền nơi đây sở dĩ không trở thành đế đô lâu dài thời Hùng Vương vì nhà vua nhìn thấy 100 con phượng hoàng bay đi.
Tam Thánh Tổ của dân tộc Việt
Truyền thuyết cho rằng thủy tổ của dân tộc Việt chính là Kinh Dương Vương, người sinh ra Lạc Long Quân và là ông nội vua Hùng. 
Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: “Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh”. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. 
Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”. 
Tương truyền, Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam thì đóng lại đó rồi lấy nàng Vụ Tiên thần nữ, sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục. 
Theo Ngọc phả 18 đời Hùng Vương do Hàn lâm viện Trực học sĩ là Nguyễn Cố phụng soạn: “Vua (Kinh Dương Vương Lộc Tục) thông minh thánh trí, vượt trội hơn tầm anh trai là Đế Nghi. Đế Minh muốn truyền ngôi báu để làm chính thống cho muôn nước nhưng Lộc Tục nhường cho anh. Thế là Đế Minh lập Đế Nghi nối ngôi, cai trị phương Bắc, phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục lên làm vua xưng là Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu là nước Xích Quỷ”. 
Một hôm, Kinh Dương Vương cưỡi thuyền thẳng về hướng Bắc, thăm thú phong cảnh đất nước. Thuyền đang đi, bỗng thấy một người con gái “tóc dài ngài (người) đẹp, da phấn mặt hoa” từ dưới nước nổi lên, tự xưng là Thần Long. Vua cho là cuộc hội ngộ hiếm có xưa nay, bèn dắt tay thiếu nữ bước vào long thuyền, đưa về cung, sau lập Thần Long làm Cung vi chính khổn.
Kinh Dương Vương tiếp tục đi tuần thú và trở về vừa lúc nàng cung phi Thần Long chuyển dạ. Trong cung, rồng hiện điềm lành, khắp nhà rực ánh sáng đỏ, trong trướng hương thơm ngào ngạt toả ra. Cung phi nghỉ trong trướng ngọc khoảng 10 ngày thì sinh ra Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm.
Bấy giờ có con gái của Đế Lai tên là Âu Cơ về sống ở quê mẹ. Một hôm Âu Cơ đi chơi, gặp khi vua đi tuần thú. Vua thấy Âu Cơ dung nhan xinh đẹp, rất vừa ý, bèn lấy làm vợ, lập làm Hoàng phi. Lạc Long Quân nối ngôi cha lên làm vua, xưng là Hùng Hiền Vương.
Chim phượng rời Ngàn Hống, đại địa thành phế đô
Núi Hồng Lĩnh (tên Nôm là Ngàn Hống) là dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam xưa và nhà Nguyễn khắc vào Anh Đỉnh ở Huế. Xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu năm,  Ngàn Hống có tới 7 tên gọi khác nhau như Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Với chiều dài 30km, rộng 15km, Ngàn Hống nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, đỉnh cao nhất tới 678m. 
Tên các đỉnh núi ở đây được đặt theo hình dáng như: Thiên Tương, Ngũ Mã (hình 5 con ngựa), Sư Tử, Hàm Rồng, Lập Phong... nhưng cũng có đỉnh núi lại được đặt tên theo truyền thuyết hoặc tên các danh nhân như: Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Trần Soa... Dưới chân núi Hồng, sông Lam mải miết chảy qua bao năm tháng, trở thành hình ảnh thơ mộng cả trong đời thực và thơ văn.
Về sự tích Ngàn Hống, chuyện kể rằng, có một người khổng lồ tên gọi ông Đùng đã gom nhặt tất cả những quả núi mọc lẻ ở vùng châu thổ sông Lam và sông La xếp thành dãy núi Hồng Lĩnh. Ông Đùng còn đào quặng sắt ở Hồng Lĩnh và bày cho dân các làng Vân Chàng, Minh Lương nghề rèn truyền lại cho đến đời nay. Tại xã Thịnh Lộc nằm sát mé biển Đông vẫn còn một dấu tích bàn chân hình 5 ngón hằn sâu vào tảng đá lớn.
Theo sử sách và truyền thuyết, vua Kinh Dương Vương đã chọn đóng đô tại Ngàn Hống nhưng về sau, thấy vùng châu thổ sông Hồng thuận lợi nên đã dời đô về đất Phong Châu. 
Kinh Dương Vương sau khi lên làm vua đã đem quân lính theo núi Nam Miên đi về phía Nam. Trên đường đi nhà vua ngắm xem phong thủy, chọn nơi hình thế thắng địa để đóng đô ấp. Vua chọn được một vùng phong cảnh tươi đẹp, có 99 ngọn núi sừng sững, kỳ vĩ như bức trường thành (xưa gọi là Cựu Đô, nay gọi là Ngàn Hống). Vùng này giáp biển, đường núi quanh co, đường sông uốn khúc, địa thế rồng cuộn, hổ ngồi, bốn hướng cùng trông, bèn xây dựng đô thành để định nơi cho bốn phương triều cống. Hồng Lĩnh trở thành đô ấp đầu tiên của nước Việt. 
Theo sách “Lĩnh Nam chích quái” thì địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương Vương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía Nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Sách “Lĩnh Nam chích quái” còn chép lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân. 
Một lần nhà vua đi thuyền du ngoạn trên dòng Thanh Long (sông Lam bây giờ) thấy nơi đại địa Hồng Lĩnh rồng phục, hổ chầu có 100 con đại bàng bay đến tìm chỗ đậu. Do rú Ngàn Hống (Hồng Lĩnh) chỉ có 99 ngọn nên một con không có chỗ đậu đã cất cánh bay đi làm cả đàn bay theo. Nhà vua cho đó là điềm trời, nên phế bỏ nơi này, không chọn Hồng Lĩnh là đế đô lâu dài.
Kinh đô tồn tại 2621 năm trên đại địa đế vương 
Kinh đô là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa của đất nước. Dời đô và định đô là công việc có ý nghĩa trọng đại không chỉ phản ánh nhu cầu của triều đại, đất nước và xã hội mà còn là thước đo trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, văn  minh của một đất nước, một vương triều. Việc Kinh Dương Vương chọn đất định đô cho thấy từ hàng ngàn năm trước phong thủy rất được coi trọng. 
Ngọc phả 18 đời vua Hùng viết: “Khi đi tuần thú, rong ruổi khắp sơn xuyên, Kinh Dương Vương đến xứ Sơn Tây thấy một nơi địa hình đồi non chập chùng, sông đẹp núi lạ. Vua  bèn tìm mạch đất, nhận được khí mạch từ trên núi Côn Lôn đi xuống, qua cửa Ải, lòng sông thoát mạch, rồng lượn đến núi Tụ Long tiếp với châu Thu Vật xứ Tuyên Quang, biến ra toà Kim tinh cao vọi. Tiếp đó, có một mạch đất chạy đến các làng Hạ Hoa, Thanh Ba, Sơn Vi, Tây Lan, Phù Ninh phủ Lâm Thao, rồi đến chùa Long Hoa thôn Việt Trì ở Ngã ba sông Bạch Hạc thì dừng. 
Mạch bên trái từ sông Lôi Hà chạy qua các huyện Đông Lan, Sơn Dương, Đương Đạo, Tam Dương đột khởi thành núi Tam Đảo. Thế đất theo phong thủy là trùng sơn vạn thuỷ, long đầu chầu án. 
Mạch bên phải từ Ba Thục, Hán Giang, Nhị Hà, Lô Giang, Thao Giang, núi chạy đến đâu sông theo đến đấy. Qua Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thập Châu, Thanh Nguyên, Bạn Hà, Đà Hà đến huyện Bất Bạt long mạch đột khởi thành núi Tản Viên. Tả cung tiên làm thanh long, hữu cung tiên làm bạch hổ, muôn nhánh quần sơn nổi lên ở các địa danh thuộc xứ Sơn Nam. Bên phải là các dãy núi chầu phục vào trong, sông chảy thoát đến núi cửa biển Thần Phù ở núi Chính Đại (thuộc Ái Châu - Thanh Hóa), thoát đến Chích Trợ Sơn, cửa Trà Lý làm đầu hổ chầu, lấy sông Bạch Hạc làm Nội minh đưòng, lấy Ngã Ba Lãnh ở sông Cả thuộc huyện Nam Xương làm Trung minh đường, núi Tượng Sơn ở Nam Hải làm Ngoại minh đường, nghìn non nâng chủ, vạn thuỷ chầu nguồn, đều hướng về ngọn tổ sơn Nghĩa Lĩnh”. 
Thu tận hình thế, vua nhận ra thế cục của đất này quý đẹp hơn đô thành cũ ở Hoan Châu, bèn lập Chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh. Bên ngoài dựng đô thành Phong Châu (nay là Cựu đô thành ở thôn Việt Trì, xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc). 
Sau khi xây dựng kinh đô mới ở Phong Châu(Phú Thọ), Kinh Dương Vương lên vùng Hưng Hóa, Tuyên Quang bây giờ, lấy thêm một người con gái họ Mã là nàng Ngọc Nương làm vợ và dựng một cung sở cho nàng ở. Cung sở đó xưa là vùng Tiên Cát, gần Việt Trì ngày nay. Kinh Dương ở Tiên Cát ít lâu rồi trở về kinh.
Tương truyền, các đời vua Hùng tồn tại được tổng cộng 2.621 năm từ 2879-258 Tr.CN, kết thúc bởi An Dương Vương Thục Phán./.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...