Ông lão thất thập chi tiền tỷ để hồi xuân

Muốn được "trở lại tuổi 20" và loại trừ những căn bệnh tuổi già, một đại gia ở Hà Nội ở tuổi 70 vừa sang Hàn Quốc lấy tế bào gốc từ mỡ bụng ra nuôi cấy rồi tiêm vào cơ thể mình. Đây là một trào lưu mới hình thành của giới thượng lưu Hà Nội.

Muốn được "trở lại tuổi 20" và loại trừ những căn bệnh tuổi già, một đại gia ở Hà Nội ở tuổi 70 vừa sang Hàn Quốc lấy tế bào gốc từ mỡ bụng ra nuôi cấy rồi tiêm vào cơ thể mình. Đây là một trào lưu mới hình thành của giới thượng lưu Hà Nội.

Tiền tỷ để làm "chuột bạch"

Vị đại gia từng giám đốc một doanh nghiệp lớn kể, cách làm rất đơn giản, chỉ mất vài phút với một chiếc kim dài cỡ 10cm, kỹ thuật viên đưa vào vùng rốn hút ra khoảng 5 gram mỡ bụng chẳng hề đau đớn gì và đưa đi nuôi cấy.

Sau đó 1 tháng, sẽ được tiêm truyền tế bào gốc đã nuôi cấy vào cơ thể. Mỗi lần tiêm là 200 triệu tế bào, tiêm trong 6 lần, khoảng cách giữa mỗi lần tiêm là 15 ngày. Sau đó ai muốn tiếp tục nuôi dưỡng tế bào gốc của mình thì gửi tới các ngân hàng lưu giữ và bảo quản, còn không thì thôi.

Theo vị giám đốc, cấy tế bào gốc sẽ giúp cơ thể tăng sức khỏe, trẻ mãi không già, phòng và chữa một số bệnh như tiểu đường, nhồi máu, tim, parkinson, thậm chí kể cả ung thư nữa.

Cũng theo vị giám đốc này, năm nay ông gần 70 tuổi, thời gian qua thấy sức khỏe ngày một suy giảm, nghĩ quỹ thời gian của mình chắc không còn nhiều nên cũng đã tính toán sắp xếp mọi việc để lo cho hậu sự. Tuy nhiên khi được một người bạn đã đi cấy tế bào gốc tại Hàn Quốc mách bảo thì đã quyết định sang Hàn Quốc điều trị.

Người bạn đã mách bảo cho vị giám đốc kia tiết lộ, sau khi tiêm tế bào gốc vào cơ thể, đến nay thấy người luôn tràn đầy năng lượng, làm việc không biết mệt mỏi, vui vẻ suốt ngày, đặc biệt chuyện tình dục không khác gì trai 20, mặc dù ông đã bước sang độ tuổi "thất thập cổ lai hy".

Theo vị giám đốc này phong trào sang Hàn Quốc nuôi cấy tế bào gốc của người Việt Nam ngày càng tăng. Đối tượng chủ yếu là những người thành đạt có nhiều tiền và tuổi đã cao.

Với đối tượng này, điều họ monng muốn nhất là khỏe mạnh còn nếu tiêm tế bào gốc có xảy ra chuyện gì không hay cũng chẳng sao, chẳng gì có gì để mất khi tuổi đã cao nên sẵn sàng làm "chuột bạch".

Hiện nay, tổng chi phí cho 1 lần nuôi cấy và 6 lần tiêm truyền tế bào gốc từ mỡ bụng tại nước ngoài vào cơ thể hết 35.000 USD (tương đương với trên 700 triệu đồng), có những ca lên đến 60 ngàn USD chưa kể chi phí đi lại ăn ở. Tính trung bình mỗi lần cấy tế bào gốc hết không dưới một tỷ đồng.

Ngành kinh doanh "hốt bạc"?

Theo các nhà khoa học, thời gian gần đây thế giới đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc vào trị liệu sức khỏe. Sử dụng tế bào gốc có thể điều trị các bệnh đái tháo đường, tổn thương cột sống, bệnh Parkinson, bệnh tim...

Nhiều căn bệnh khác đã được thế giới nghiên cứu và chữa khỏi dựa trên một công thức chung là "tế bào gốc". Đặc biệt, tế bào gốc có thể chặn đứng sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Thậm chí, một thí nghiệm mới đây đã chứng minh, chỉ một mũi tiêm tế bào gốc duy nhất đã giúp những con chuột bạch sống lâu gấp ba lần. Ngoài ra, mũi tiêm còn giúp chúng phát triển lớn hơn và khỏe mạnh hơn.

Năm 1995, Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM đã tiến hành ca ghép tế bào gốc đầu tiên để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh về máu. Đến nay, rất nhiều cơ sở y tế triển khai nghiên cứu và ứng dụng ghép tế bào gốc trong điều trị như: bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện 108…

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh từ năm 2006, cho đến 11/2011 đã tiến hành ghép được 37 ca. Bệnh viện Việt - Đức cũng đã ứng dụng công nghệ tế bào gốc mỡ trong điều trị tổn thương cột sống có liệt tủy cho bệnh nhân.

Nhận thấy đây là ngành kinh doanh tiềm năng, một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chân vào cuộc để đáp ứng nhu cầu. Mới đây một doanh nghiệp đã tìm kiếm đối tác Hàn Quốc với ý định xây dựng một trung tâm điều trị sức khỏe bằng phương pháp tế bào gốc hiện đại phục vụ nhu cầu trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Thị trường rất tiềm năng, ông giám đốc doanh nghiệp này cho biết. Đến nay kế hoạch hợp tác với đối tác Hàn Quốc mới chỉ dừng ở đàm phán vậy mà khách hàng tìm đến rất nhiều. Tại công ty của ông hiện mỗi ngày có ít nhất 5 người đến hỏi và muốn được điều trị bằng phương pháp này, đến nỗi phải cử riêng 1 chuyên viên chỉ chuyên tiếp khách hàng về tế bào gốc.

Hiện nay, tại Việt Nam số người giàu có cũng như số người mắc bệnh nguy hiểm ngày càng tăng nên sẽ là một thị trường rất tiềm năng.

Với 700 triệu đồng, tính ra không đắt so với bị mắc bệnh nan y và phải chi tiền thuốc hàng ngày hay những người muốn trẻ lâu, phải bỏ ra rất nhiều tiền cho các loại "thần dược" hiện nay, ông giám đốc này tính toán.

Đặc biệt khi số lượng khách hàng tăng thì chi phí còn giảm thấp. Tại một hội thảo về tế bào gốc diễn ra ở Hà Nội mới đây đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người thuộc tầng lớp giàu có đến tham dự.

Theo ước tính trên thế giới hiện có khoảng 120 triệu người có nhu cầu và có khả năng chi trả để nuôi cấy và tiêm truyền tế bào gốc.

Con số này sẽ còn tăng cao trong tương lai khi có thêm nhiều tiến bộ trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc vào trị liệu sức khỏe cùng với đời sống kinh tế phát triển và chi phí giảm. Và đây có thể sẽ trở thành ngành kinh doanh "hốt bạc"?.

Theo Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.