“Ông hoàng điện ảnh” Việt U80 vẫn đào hoa

Ở tuổi 78, Thế Anh vẫn miệt mài nghiên cứu tài liệu về đồ họa.
Ở tuổi 78, Thế Anh vẫn miệt mài nghiên cứu tài liệu về đồ họa.
(PLO) - Làm mọi người cười lăn bởi sự hài hước và cũng nghiêm túc đến tận cùng khi bàn đến những vấn đề cốt tử của điện ảnh. Lúc nào cũng tràn trề năng lượng, tâm huyết với nghề, say mê với thú sưu tầm poster phim ảnh và vẫn đào hoa bất chấp tuổi tác. Đó chính là NSND Thế Anh - người nghệ sĩ từng “làm mưa làm gió” trên màn ảnh Việt Nam những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

“Đại gia” … poster!

Đồ đạc trong phòng khách của căn nhà cao tầng trên con phố Trần Minh Quyền, quận 10, TP HCM, nơi gia đình NSND Thế Anh đang sinh sống hầu như không có gì trừ bộ bàn ghế nhỏ, nhưng lại ăm ắp những poster phim. Từ khi còn là cậu bé 10 tuổi cho đến sau này, dù đã là một NSND, ông vẫn giữ gìn đam mê sưu tầm poster, áp phích, biểu tượng chuyên về điện ảnh.

Ông có hơn 1000 cái poster nhỏ, và hàng trăm cái poster lớn treo tường, có đủ loại từ Việt Nam, Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Algeria, Liên Xô, Ba Lan... Từ lầu một đến lầu ba, từ phòng trong đến phòng ngoài, đặc biệt phòng ngủ, phòng kho và cả cái hóc kẹt của chân cầu thang, đâu đâu cũng chất đầy những hình ảnh poster, bao gồm hình ảnh của các ngôi sao trên thế giới, từ Lý Tiểu Long tới ông vua điện ảnh Charly Chaplin, Chương Tử Di, Củng Lợi và các cô đào bốc lửa nổi tiếng của phương Tây.

Khi biết tôi có ý định ghi lại các hình ảnh mà ông đã sưu tầm nửa thế kỷ qua, ông săm sắn mở cửa, lau chùi các “sản phẩm” yêu quý của mình, tinh tế chỉ từng góc ảnh để phóng viên chụp không bị lóe sáng, thậm chí còn nhiệt tình tháo xuống từng cái poster để giảng giải những cái hay mà chủ đề của tấm poster trình bày.

“Ngày xưa muốn sưu tầm khó lắm, một phần không biết tìm ở đâu, mà cũng không người quen biết, vả lại có biết cũng đâu phải là có tiền mua ngay… Sau này, khi được làm diễn viên rồi nổi tiếng, được nhiều người ưu ái vừa tặng vừa chỉ chỗ xin, nhất là trong các lần tham dự Liên Hoan Phim ở các nước: Pháp, Ý, Đức, Liên Xô…”, Thế Anh hớn hở khoe.

Khi các đồng nghiệp cứ thoải mái đi chơi và mua sắm, còn ông thì cứ dạo quanh nơi nào có poster là… sưu tầm, thậm chí ở kỳ Liên Hoan Phim Việt Nam, với những cái poster mà người ta treo xong là bỏ, vậy là ông xin đem về, cái nào ông xin không được, là ông rình… và ăn cắp luôn. Những lần như thế, ai cũng bảo Thế Anh lẩm cẩm gàn dở, nhưng riêng ông chỉ cười vì khoái chí: “Biết sao được, mình mê mà!”.

Qua thú sưu tầm poster, ông có thêm nhiều bạn bè từ trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt nhất là ông Christian Denier, người phụ trách công tác Liên hoan Phim ở Pháp, cũng thường sang Việt Nam giới thiệu phim ở Idecaf, thấy ông quá mê nên đã thường xuyên tặng cho ông những tấm poster thuộc vào hàng… độc, rồi giới thiệu ông đặt mua ở các tạp chí ở nước ngoài.

Ngoài poster, Thế Anh cũng bỏ công sưu tầm những món hàng độc từ các sản phẩm văn hóa khác như: búp bê chú hề của Pháp, mặt nạ tuồng cổ mua từ Italia, chiếc bình mang hình mặt nạ của Trung Quốc, hoặc tranh vẽ thiếu nữ của hoạ sĩ lừng danh Picasso…

Bộ sưu tập poster phim của ông được Viện Tư liệu phim đề nghị chuyển nhượng lại. Ông không bán nhưng yêu cầu Viện sao chụp lại. Khi có điều kiện thuận lợi ông sẽ làm một triển lãm trưng bày bộ sưu tập, các hình ảnh, tư liệu và hoàn thiện bộ hồi ký về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình. 

U80 vẫn đào hoa, tráng kiện

Lúc nào hình ảnh của nghệ sĩ Thế Anh - “ông hoàng” một thời trên màn ảnh Việt Nam, “người tình trong mộng” của biết bao cô gái cũng rất “style”. Trên sân khấu, complê, cavát lịch lãm, ngoài đời, quần bò áo kẻ đóng thùng, mũ kepy đội ngược, người đàn ông 78 tuổi Thế Anh vẫn trẻ trung và phong độ với nụ cười mê hồn.

“Nụ cười ấy vẫn đủ sức làm... xiêu lòng các quý bà, quý cô đấy”, Thế Anh hài hước. Ông bảo, đi đến đâu, các quý bà, quý cô cũng tranh nhau tới ngồi cạnh ông, tranh nhau chụp hình chung. Có cô còn mạnh dạn: “Cho em ngả đầu vào vai anh chụp ảnh nhé. Em “mê” anh từ hồi xem phim “Nổi gió” mà hôm nay mới được gặp anh”. Đáp lại tình cảm ấy, “Trung úy Phương” rất ga-lăng: “Em cứ ngả đầu vào vai anh như em muốn đi”.

“Đạo diễn Trần Phương từng nói đùa, bây giờ ông ấy chỉ cần ôm tôi là coi như được ôm hôn tất cả các người đẹp rồi. Nói thực, đàn ông mà thấy gái đẹp mà không hấp háy thì… Nhưng phải biết hãm phanh, như tôi đã từng nói, tôi có một bộ thắng rất tốt, phải dừng lại chứ không thì toi”, Thế Anh hóm hỉnh chia sẻ.

Rất tự nhiên, câu chuyện của ông hướng về người bạn đời của ông. Thế Anh tâm sự: “Tôi phải mang ơn bà ấy. Ngày xưa bà ấy là hoa khôi Trường Trưng Vương, nghệ sĩ Thu Hằng đấy, một solist của Nhà hát Kịch Trung ương, nhưng bà ấy lui vào hậu trường để dành sân khấu cho chồng. Đó cũng là may mắn trong cuộc đời tôi đấy, bởi khi lấy vợ tôi cũng phải chọn kỹ lắm, nửa thế kỷ sống với nhau rồi mà chưa lúc nào phải nói là chọn nhầm người”.

Mấy chục năm chung lưng đấu cật với người chồng nổi tiếng, hào hoa, luôn có người đẹp đeo bám và sẵn sàng “cho không biếu không” tất cả nhưng vợ ông vẫn ung dung và thản nhiên như lẽ đời phải thế. Bà cũng là nghệ sĩ, cũng làm nghệ thuật nên bà rất hiểu chồng. Ông nổi tiếng từ khi còn rất trẻ, được ví như một hoàng tử trong làng nghệ thuật thì chuyện được mến mộ cũng là dễ hiểu. 

Ông không phủ nhận chuyện có những lúc hạnh phúc từng chao đảo, ấy là khi ông cũng xiêu lòng với những bóng hồng, và bà có cách giải quyết của riêng bà, cái cách mà các cụ vẫn nói “lạt mềm buộc chặt”. Với bà, tình yêu của chồng, rồi chuyện cơm áo, con cái, rồi việc chăm lo cho chồng từ những bữa cơm hàng ngày đến những lúc bệnh tật, tai nạn vì đóng phim còn lớn hơn, đáng quan tâm nhiều hơn  mấy chuyện tình “gió đưa” kia.

Cuộc sống của ông sau vầng hào quang của điện ảnh là một cuộc sống lạc quan và giản dị, không phải lo lắng nhiều về những gánh nặng vì đã có người vợ đảm đang, chu toàn. Ông cứ sống ung dung thong thả, rèn luyện thân thể, tập thể dục với bài “Suối nguồn tươi trẻ” để cơ thể khỏe mạnh tráng kiện. Ngoài đọc báo, xem truyền hình hàng ngày thì Internet là công cụ hữu ích để giúp ông không lạc hậu với thời cuộc. Bài báo nào hay, ông cẩn thận cắt, coppy, dán thành từng cuốn sổ làm “kho tư liệu” cho riêng mình. 

10 chữ “M” làm nên cuộc đời

Nếu tính hết số vở kịch và phim truyện ông tham gia phải tới con số hàng trăm. Những cái tên như Trung úy Phương, Dư, Ba Duy, Vĩnh Quán, chúa Trịnh Sâm hay ông Cọp... đã gắn với cái tuổi Thế Anh và trở thành “thương hiệu” của riêng ông. Ông tin mình là người may mắn trên con đường nghệ thuật: “Cứ như cuộc đời bày cỗ sẵn cho tôi. Có bao nhiêu người đi làm nghệ thuật cả một đời, thế nhưng không để lại nổi cái tên. Còn tôi, may mà đời vẫn còn lại là cái tên, thế là đã quá hạnh phúc”.

NSND Thế Anh bảo: “Nghệ sĩ giỏi là người biết “thò tay” vào “bóp tim” khán giả”. Nghĩa là anh không tạo ra xúc cảm cho khán giả để khiến họ vui buồn với mình thì anh cũng đừng hòng mong họ nhớ tới anh. Ông cắt nghĩa, điện ảnh chính là cuộc đời. Cái cuộc đời thật thì nhiều gai góc, có khi là lấm bụi.

Hồi vào vai Ba Duy trong phim “Mối tình đầu”, để đóng cho ra một “con nghiện”, ông đã phải lang thang nhiều đêm trên đường Hàm Nghi ở Sài Gòn, xem con nghiện vật vã, chứng kiến cảnh họ phê thuốc rồi làm tình ở ngoài đường. Rồi ông tìm đến trại Fatima ở Bình Triệu, sống cùng những người cai nghiện. Bởi vậy, khi Thế Anh đóng phim về, không ít người tưởng ông nghiện thật. Mấy bà ngoài chợ nhìn thấy còn xuýt xoa: “Tội nghiệp, sao đang yên đang lành lại ra nông nỗi này hả con?”.

Nhìn lại cuộc đời làm nghệ thuật của mình, Thế Anh tổng kết trong 10 chữ “M”. Đó là: Mồ mả (nói về lòng hiếu nghĩa với tổ tiên), miệt mài (tức là lao động không ngừng nghỉ), may mắn (ông cho rằng mình có một ngôi sao may mắn chiếu mệnh, khi mà công sức lao động của ông được khán giả yêu mến và thừa nhận), mạnh mẽ (ý nói về sức khỏe Trời cho, để ông có thể thực hiện niềm đam mê của mình), và cuối cùng là mưu mẹo (rằng ông luôn biết chọn con đường hợp lý để đi tới đích mà không bị vấp ngã, trả giá quá nhiều. Thế Anh quan niệm “đường thẳng chưa phải là đường ngắn nhất”).

Tự nhận mình “như mọi ông già có quá khứ khác”, Thế Anh luôn nhớ và trân trọng những tháng ngày vinh quang đã lùi xa vào quá vãng của mình. Nhưng ông không thỏa mãn với những gì đã có, vẫn luôn muốn mình như một ngọn nến, cháy hết mình cho đến khi lụi tàn. Mỗi khi nghe tiếng hô “diễn” là ông lăn xả nhập vai, cháy hết mình cho những đam mê.

“Nếu bây giờ có một kịch bản hay, một vai diễn tốt, mình sẵn sàng chơi tới cùng. Mình đóng phim miễn phí luôn, miễn là được vào vai mình thích. Nhưng khó quá, Việt Nam mình không có một Trương Nghệ Mưu, một Trần Khải Ca, vì vậy những diễn viên tài năng đành phải ẩn mình trong đời sống. Cũng may là Thế Anh, còn một ngày sống nào, vẫn còn nuôi hy vọng. Một sáng thức dậy, nếu Thế Anh không còn háo hức với cuộc sống nữa, không còn ngạc nhiên trước cuộc sống nữa, thì lúc đó Thế Anh coi như không tồn tại…”, Thế Anh nói.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.