Ông Fumio Kishida được Quốc hội bầu lại làm Thủ tướng Nhật Bản

Ông Fumio Kishida được bầu lại làm Thủ tướng Nhật Bản trong phiên họp toàn thể của Hạ viện vào ngày 10/11/2021, tại Tokyo. Ảnh: Kyodo
Ông Fumio Kishida được bầu lại làm Thủ tướng Nhật Bản trong phiên họp toàn thể của Hạ viện vào ngày 10/11/2021, tại Tokyo. Ảnh: Kyodo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Fumio Kishida đã được bầu lại làm Thủ tướng hôm thứ Tư trong một phiên họp quốc hội đặc biệt sau khi đảng của ông giành được đa số trong cuộc bầu cử Hạ viện vào ngày 31/10.

Trước phiên họp của Nội các kéo dài ba ngày đến thứ Sáu, Nội các của ông Kishida đã đồng loạt từ chức theoqui định của Hiến pháp. Kishida, người đã giữ chức thủ tướng chỉ hơn một tháng sau khi nhậm chức vào ngày 4/10, sẽ ra mắt Nội các thứ hai của mình vào chiều nay (giờ địa phương).

"Trong một thời gian ngắn, chính phủ đã thúc đẩy các chính sách với tốc độ nhanh chóng", Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết trong tháng qua.

Chính phủ đã thành lập một số ủy ban để hiện thực hóa tầm nhìn của ông Kishida về một "chủ nghĩa tư bản mới", tập trung vào tăng trưởng kinh tế và phân phối lại của cải, và ông đã tổ chức các cuộc nói chuyện qua điện thoại với các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden để hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ông Matsuno cho biết tại một cuộc họp báo.

Phiên họp toàn thể của Hạ viện được triệu tập vào ngày 10/11/2021, tại Tokyo. Ảnh: Kyodo News

Phiên họp toàn thể của Hạ viện được triệu tập vào ngày 10/11/2021, tại Tokyo. Ảnh: Kyodo News

Thủ tướng mới của Nhật Bản Fumio Kishida (phải) chính thức được nhậm chức trong buổi lễ với Nhật hoàng Naruhito (trái) tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo vào ngày 4/10/2021. Ảnh: Pool/Kyodo News

Thủ tướng mới của Nhật Bản Fumio Kishida (phải) chính thức được nhậm chức trong buổi lễ với Nhật hoàng Naruhito (trái) tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo vào ngày 4/10/2021. Ảnh: Pool/Kyodo News

"Lập trường cơ bản của Chính phủ ông Kishida là lắng nghe cẩn thận tiếng nói của người dân và nhanh chóng thực hiện các chính sách để giải quyết nỗi lo của họ về virus corona, hy vọng phục hồi kinh tế và cảm giác khủng hoảng về tình hình quốc tế ngày càng nghiêm trọng", ông nói thêm.

Ông Kishida dự kiến ​​sẽ bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Giáo dục Yoshimasa Hayashi, người đứng đầu một nhóm các nhà lập pháp phi đảng phái thúc đẩy quan hệ Nhật-Trung, làm Ngoại trưởng, trong khi vẫn giữ lại hầu hết các thành viên của Nội các hiện tại đã ra mắt vào tháng trước.

Ông Toshimitsu Motegi, người đã giữ chức Ngoại trưởng từ năm 2019, đã được bầu làm Tổng thư ký Đảng Tự do Dân chủ (LDP) vào đầu tháng này để thay thế ông Akira Amari, người đã bất ngờ bị đánh bại trong cuộc bầu cử hạ viện tại khu vực 1 ghế, trước khi giành được một ghế thông qua hệ thống đại diện tỷ lệ .

Ông Kishida kể từ đó đã kiêm nhiệm vị trí Ngoại trưởng.

Thủ tướng cũng bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani làm cố vấn đặc biệt của ông về các vấn đề nhân quyền. Ông Nakatani là người ủng hộ hàng đầu trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chính phủ nước ngoài được cho là vi phạm nhân quyền, tương tự như Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ.

Cùng ngày, Hạ viện đầy quyền lực của Nhật Bản đã bầu ông Hiroyuki Hosoda, cựu Chánh văn phòng Nội các, làm Người phát ngôn và chọn ông Banri Kaieda, cựu Bộ trưởng Công nghiệp và là thành viên của Đảng Dân chủ Lập hiến đối lập chính của Nhật Bản làm phó Phát ngôn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.