Nước mắt, nụ cười hậu mùa thi

Phụ huynh chờ con kết thúc môn thi cuối kỳ thi THPT quốc gia trong mưa tầm tã. Ảnh minh họa
Phụ huynh chờ con kết thúc môn thi cuối kỳ thi THPT quốc gia trong mưa tầm tã. Ảnh minh họa
(PLO) - Những ngày cao điểm của mùa thi lớn nhất trong năm đã qua với đề thi tới thầy còn… khóc, thí sinh “vượt vũ môn” như võ sỹ với đề thi quá nặng nề, thì phụ huynh có con thi lớp 10 đang “đau tim” chờ điểm chuẩn sau khi có kết quả thi cũng gây sốc không kém…

Khi phụ huynh “ngồi trên đống lửa”

Sau khi có điểm thi lớp 10 ở Hà Nội, đa phần phụ huynh sốc bởi nhiều học sinh lớp chọn của các trường tốp đầu thi thử 3, 4 lượt đều có điểm khá cao 53, 54 điểm, thậm chí có em đạt giải quốc gia môn Toán, cũng chỉ đạt 47 điểm. Một em khác trong tốp 10 bạn đứng đầu lớp Toán cũng chỉ được 50 điểm. Trong khi đó, ở kì thi lớp 10 ở Hà Nội, để vào được những trường công tốp đầu, thí sinh phải ít nhất từ 50 điểm trở lên. 

Chị P.M (quận Hoàn Kiếm) khá tự tin với môn Toán, Văn của con, nhưng sau khi biết điểm, hai mẹ con ôm nhau òa khóc bởi điểm quá thấp so với kì vọng. Còn nhà chị Q.C (quận Hai Bà Trưng), sau khi biết điểm  con được 45 điểm, đã phải can ngăn anh chồng cầm roi đuổi đánh con khắp nhà… Nhà chị M.A (quận Cầu Giấy) thì nửa đêm bố mẹ chồng thấy cháu mê sảng sợ hãi vì không được vào trường nguyện vọng 1 (NV1), bà nội đã cầm cả sổ đỏ nhà ra để an ủi cháu: “ Đây, bà còn một nhà nữa, cháu không phải lo, bà sẽ cho cháu cái nhà này, để lo học hành tương lai cho cháu”…

Không chỉ thí sinh điểm thấp, mà thí sinh điểm cao cũng nháo nhào trong bầu không khí nghẹt thở. Chị N.T (quận Long Biên) có con học tốt, thế nhưng quá căng thẳng và lo lắng trước áp lực của “năm dê vàng”, để chắc một suất vào trường công, chị đã đăng kí NV1 cho con vào một trường điểm đầu vào khá thấp ở quận, và kết quả em đã đạt 54 điểm, thừa điểm để vào lớp chọn của trường tốp đầu. Từ hôm có điểm thi, cả nhà tiếc ngẩn ngơ và chỉ biết trách bản thân vì “lo hão”...

Chị H.A (quận Long Biên), có con đạt 52 điểm, nhưng trước đó con đã đỗ trường Nguyễn Tất Thành và hai mẹ con đã làm thủ tục nhập học luôn. Đang vui mừng vì có chỗ học yên tâm, môi trường học tốt, dù xa hơn chục cây số thì hai mẹ con lại lung lay vì với 52 điểm, con có thể vào lớp chọn Trường Nguyễn Gia Thiều ngay gần nhà. Trong khi nộp hồ sơ vào Trường Nguyễn Tất Thành vẫn chưa phân lớp, không biết có được vào lớp tốt không…

Có thể nói, những ngày này, nhiều gia đình có con thi vào lớp 10 đều cùng tâm trạng “vui không nổi”. Chị B.N chia sẻ: “Mình sống ở tập thể, trong một dãy nhà cũng có trên dưới 10 con “Dê vàng” vào 10. Từ lúc thi xong, ai cũng mong đến ngày có điểm, và rồi có điểm thì không khí buồn không tả nổi đã bao trùm quanh nhà các con. Các con lại học chung một mái trường cấp 2. Ai ai cũng hỏi con nhà này, nhà kia rồi bàn tán, chả tập trung vào công việc những ngày này được nữa. Nhà hàng xóm có cháu ngoại cũng thi trường top đầu Hà Nội. Hai ông bà già vừa kể vừa rớm nước mắt vì cháu chưa được 50 điểm. Ông bà bảo cả đêm không ngủ được vì lo cho cháu. Bố mẹ nó sau khi biết điểm cãi nhau vì không cho con đi học thêm văn nên điểm thấp. Thấy cảnh vậy mà buồn, thật buồn, không biết các con rơi vào hoàn cảnh đó phải chịu đựng áp lực thế nào nữa…”

Chị B.N bày tỏ: “Mình cứ nghĩ lên cấp ba cũng cần phổ cập như cấp 1 lên cấp 2, chứ sao càng ngày càng ngặt nghèo thế này. Mình nghĩ ngành Giáo dục cần phải phổ cập, xây thêm nhiều trường lớp chứ không thể năm học nào cũng có 40% thí sinh phải học trường ngoài công lập với cuộc đua nghiệt ngã không đáng có. Làm gì mà thi được điểm cao vào lớp 10 mà gia đình vui như một sự kiện trọng đại trong đời… Như vậy đủ để thấy áp lực vào lớp 10 trường công lớn ra sao, bởi ai cũng lo lắng khi con đang ở lứa tuổi trước ngưỡng cửa vào đời, không được vào những môi trường tốt rất có thể sẽ là những bước ngoặt đáng tiếc cho các em…”.

Và cú “nốc ao” của kì thi 2 trong 1

Kì thi THPT QG với mục đích 2 trong 1 để lấy điểm tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH dù đã khá bình yên so với trước vì thí sinh được thi tại địa phương và thậm chí tại chính trường mình. Thế nhưng, đề thi và sự gắt gao của kì thi vẫn vô cùng căng thẳng. Nhiều người cho rằng, về lý thuyết, khi học sinh đủ điều kiện dự thi, nghĩa là đã hoàn thành chương trình học, và việc phải trải qua một kỳ thi để chính thức tốt nghiệp là không cần thiết.

Nhà báo Phạm Trung Tuyến bày tỏ, một cuộc thi, khiến các cán bộ phục vụ phải “14 ngày không thấy mặt trời” chỉ để in sao đề, khiến hàng triệu học sinh phải cắm đầu học tủ, hàng trăm ngàn gia đình mất ăn, mất ngủ… vẫn cứ diễn ra hàng năm, để xác định lại cái kết quả 3 năm học tập mà lũ trẻ đã hoàn thành. Đó là một sự phi lý xuất phát từ việc kết quả học tập hàng năm dưới mái trường THPT không đáng tin cậy. Bởi nếu như kết quả học tập trong 3 năm THPT đáng tin cậy thì đương nhiên lũ trẻ đủ điều kiện tốt nghiệp.

“Không thấy mặt trời” không chỉ là câu chuyện của những cán bộ in sao đề thi. Đó là câu chuyện của một nền giáo dục không tìm thấy hướng đi rõ ràng cho những chính sách kiểm soát chất lượng chồng chéo, nhưng không hiệu quả. Tổ chức cả một cuộc thi tốn kém sức người, sức của, chỉ để xác định lại tính chính xác của cả một quá trình vốn dĩ đã có đầy đủ các cơ chế sát hạch. Nhưng để kết quả học tập của học sinh được đánh giá chính xác, người ta phải quên đi cái áp lực trở thành những ngôi trường có tỷ lệ học sinh giỏi áp đảo mỗi năm, quên đi thành tích không có học sinh kém, học sinh phải lưu ban. Những con số thành tích trong báo cáo, giống như một đám mây mù che phủ kết quả học tập thực tế của học sinh, khiến cho các kỳ thi học kỳ trở nên vô nghĩa. 

Và sau kì thi với độ khó không tưởng so với năm 2017, một thầy giáo, một chuyên gia giáo dục nhận định, thi THPT 2018 là một kỳ thi vắt cạn sinh lực của học sinh. Rất ít người nhận rõ sức tàn phá trong nội dung, mức độ các đề thi năm nay đối với thí sinh. Đơn cử những năm trước: chẳng hạn các môn Lý, Hóa, Sinh các em thi từng buổi riêng mỗi môn thời lượng 90 phút với 50 câu hỏi.

Còn năm nay ba thi cùng một buổi mỗi môn thời lượng 50 phút với 40 câu hỏi, sau mỗi môn được nghỉ 10 phút. Trong khi, độ dài của đề: đề Toán năm trang A4 đầy ắp, đề Lý 4 trang, đề Hóa 4 trang, đề Sinh 5 trang rưỡi. Lịch thi: Ngày đầu sáng thi Văn, chiều thi Toán và sáng hôm sau thi Lý, Hóa, Sinh, chiều Ngoại ngữ với thời lượng 90 phút làm 50 câu hỏi.

Một em học sinh nếu chọn theo khối truyền thống chẳng hạn A hay B sẽ thi đủ 4 buổi trên trong hai ngày. Hiểu sơ qua lịch thi bây giờ cứ thử tưởng tượng chỉ trong 4 buổi các em phải giải quyết các vấn đề học tập của 6 môn trong cả hai năm học 11 và 12 với 210 câu hỏi các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh và 6 câu hỏi tự luận của môn Văn. Chúng ta mới thấy sự gian nan thế nào.

Chưa kể đề Văn, đề Toán trong kỳ thi “nốc ao” này là một cú sốc lớn đối với các em. Nhiều chuyên gia dạy Toán kể cả các thầy chuyên dạy học sinh giỏi Toán quốc gia thừa nhận không thể hoàn thành bài làm trong 90 phút, và họ đánh giá sẽ có ít thầy, cô đang dạy toán phổ thông có thể làm được hết các bài trong đề cho dù không tính đến thời gian. Học sinh làm sao được? Ra đề mà để cho các học sinh giỏi cùng bí như nhau thì có phân loại được hay không? Tất cả sẽ rớt vào khoảng 7 hay 8 và sẽ không phân loại được. Chưa nói đến ảnh hưởng xấu vô cùng tệ hại cho việc giảng dạy môn Toán trong năm tới, các thầy sẽ tập trung vào các mẫu đề như trong đề thi thì sẽ làm tan nát cả nền giáo dục Toán nước nhà.

Rất nhiều học giả phản đối, việc trắc nghiệm môn Toán là một cách phá nát việc rèn luyện tư duy lô gic, trình bày lập luận, hình thành tính trừu tượng cho học sinh, với đề thi Toán năm nay, nhược điểm lại phô bày trần trụi, các bài tự luận rắc rối về kỹ thuật được nhào nặn để ra bài trắc nghiệm tối nghĩa… Việc thi trắc nghiệm càng ngày càng nhiều kiến thức (năm sau thêm lớp 10), càng khó, càng dài và dồn dập trong hai ngày thi như trên trong kỳ thi “nốc ao” sẽ khiến cho cả xã hội lao vào luyện thi từ cấp hai chứ không đợi đến cấp ba và tạo một áp lực khổng lồ “đè bẹp” niềm vui học tập của con trẻ…

Tin cùng chuyên mục

Thạc sĩ Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội (người chạy) trong một hoạt động tập thể với sinh viên.

Nguyên nhân nào khiến sinh viên hút thuốc lá điện tử?

(PLVN) - Theo Phó Bí thư Đoàn Trường đại học Luật Hà Nội, 'đua đòi', thích thể hiện bản thân; sự hấp dẫn về hình thức và hương vị sản phẩm, việc tiếp cận quá dễ dàng... là những nguyên nhân khiến giới trẻ nói chung và không ít sinh viên nói riêng hút thuốc lá điện tử.

Đọc thêm

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.