Nữ sinh 17 tuổi bị đột quỵ

Rất may mắn, nữ sinh đã có thể xuống giường tập đi lại. Ảnh: BVCC
Rất may mắn, nữ sinh đã có thể xuống giường tập đi lại. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dù chỉ mới 17 tuổi, nhưng em N.T.A.H đã bị đột quỵ phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nói khó và liệt hoàn toàn nửa người phải, méo miệng và được chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ 3.

Bệnh nhân N.T.A.H (17 tuổi), nhập viện lúc 2h ngày 7/4/2021 tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Điều đáng nói ở đây là em H. chỉ đang ở độ tuổi cắp sách tới trường, tuổi nhỏ hơn so với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (≥18 tuổi) để được thực hiện chỉ định thuốc tiêu sợi huyết kèm theo tình trạng mất máu sinh lý do em đang trong thời gian kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu không được can thiệp, gần như chắc chắn H. sẽ phải chịu những di chứng nặng nề về vận động, ngôn ngữ, cả cuộc đời có thể phải gắn liền với xe lăn. Điều đó sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến tương lai, cuộc sống của bệnh nhân sau này.

Đứng trước việc lựa chọn một bên là tính mạng, sự hồi phục của người bệnh, một bên là những nguyên tắc nên hay không nên dùng thuốc tiêu sợi huyết, các bác sĩ đã hội chẩn ngay trong đêm, cân nhắc và quyết định dùng thuốc tiêu sợ huyết cho bệnh nhân.

Sau khi được sự đồng ý của gia đình và người bệnh, các bác sĩ đã tập trung, cẩn thận từng thao tác thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc tiêu sợi huyết. Rất may mắn, khi chỉ sau 15 phút dùng thuốc, cơ lực của em được cải thiện tốt, có thể cử động được nửa người phải. Khoảng thời gian sau đó các triệu chứng được cải thiện tốt dần, em có thể đứng, tập đi lại và không gặp biến chứng nào.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết, đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến cho vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể đưa đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác,…

Trước đây đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động.

Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được nếu chúng ta có thói quen sống tích cực, lành mạnh, kiểm soát tốt các bệnh lý nền, yếu tố nguy cơ; phát hiện triệu chứng và nhanh chóng kịp thời đến các trung tâm y tế có khả năng điều trị.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.