Nữ nhà báo rời Afghanistan sau cuộc phỏng vấn Taliban

Nữ nhà báo Beheshta Arghand trong buổi phỏng vấn phát ngôn viên Taliban hôm 17/8. Ảnh: TOLO News.
Nữ nhà báo Beheshta Arghand trong buổi phỏng vấn phát ngôn viên Taliban hôm 17/8. Ảnh: TOLO News.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đầu tháng này, Beheshta Arghand đã làm nên lịch sử ở Afghanistan khi tiến hành cuộc phỏng vấn phát ngôn viên của Taliban trên sóng truyền hình.

Khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, cuộc phỏng vấn của Beheshta Arghand với đại diện cấp cao nhóm này trên hãng truyền thông Tolo News hôm 17/8 gây tiếng vang lớn trên khắp thế giới. Dù vậy, cô vẫn không thể trụ lại với công việc này. Arghand quyết định rời Afghanistan để đảm bảo an toàn, theo CNN.

"Tôi chọn rời khỏi đất nước như hàng triệu người khác, vì tôi sợ Taliban", Arghand cho biết.

Arghand, 24 tuổi, quyết định trở thành một nhà báo từ khi học lớp 9. Sau khi hoàn tất chương trình cử nhân tại Đại học Kabul, Arghand làm việc tại một số hãng thông tấn và đài truyền thanh, trước khi gia nhập Tolo News vào đầu năm nay.

"Tôi đã làm việc ở đó một tháng 20 ngày thì Taliban đến", Arghand cho biết. Cô nói rằng thực hiện cuộc phỏng vấn với Taliban rất khó khăn, nhưng vẫn làm điều đó "vì phụ nữ Afghanistan".

Ông Saad Mohseni, chủ sở hữu của hãng Tolo News, khẳng định rằng Arghand là biểu tượng phản ánh tình hình hiện tại ở Afghanistan.

Buổi phỏng vấn hôm 17/8 với Taliban là "lần đầu tiên trong lịch sử Afghanistan một đại diện Taliban xuất hiện trực tiếp trong một trường quay truyền hình, đối diện với người dẫn chương trình là nữ", Mohseni nói, khẳng định Taliban đang cố "thể hiện bộ mặt ôn hòa với thế giới".

Arghand cho hay buổi phỏng vấn đã vô cùng khó khăn, "nhưng tôi vẫn làm vì phụ nữ Afghanistan".

"Tôi cho rằng 'phải có người trong chúng tôi bắt đầu... Nếu chúng tôi cứ ở nhà, không tới chỗ làm, họ sẽ nói rằng phụ nữ không muốn đi làm'. Tôi tự nhủ 'hãy bắt đầu làm việc nào'", Arghand kể. "Sau đó tôi nói với thành viên Taliban rằng 'chúng tôi muốn quyền phụ nữ được thực thi. Chúng tôi muốn làm việc. Chúng tôi muốn, chúng tôi phải, được hiện diện trong xã hội. Đây là quyền của chúng tôi".

Mỗi ngày trôi qua lại có thêm tin mới về Taliban đe dọa giới truyền thông. Sau buổi phỏng vấn Yousafzai, nữ nhà báo lên chuyến bay sơ tán của không quân Qatar cùng người nhà ngày 24/8. Arghand hy vọng sẽ có ngày trở lại đất nước.

"Nếu Taliban làm đúng những gì đã nói, đã hứa và tình hình tốt hơn, tôi cảm thấy mình an toàn và không còn bị đe dọa, tôi sẽ trở lại quê hương, làm việc cho đất nước, cho người dân quê tôi", Arghand nói.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.