Nữ lao động di cư - họ mong muốn điều gì?

Nhà trọ là nơi những người lao động di cư thuê để tạm trú khi lên thành phố. (Ảnh từ triển lãm)
Nhà trọ là nơi những người lao động di cư thuê để tạm trú khi lên thành phố. (Ảnh từ triển lãm)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Di cư là hiện tượng xảy ra ở mọi quốc gia, là xu thế tất yếu và là động lực tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu lao động trong quá trình tái cơ cấu kinh tế.

Vậy với những nữ lao động di cư đang sinh sống và lập nghiệp ở đô thị họ đã và đang đối mặt với những rào cản và khó khăn gì đặc biệt trong việc tiếp cận và sử dụng không gian công cộng? Họ đã điều chỉnh và thích ứng như thế nào để hòa nhập với cuộc sống và cộng đồng nơi đây? Họ mong muốn điều gì?

Để trả lời những câu hỏi này, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện nghiên cứu với nhóm nữ lao động di cư tại địa bàn Hà Nội. Rất nhiều cuộc phỏng vấn, ghi hình, chụp ảnh với 20 nữ lao động di cư từ 16-34 tuổi đa dạng ngành nghề từ phục vụ bàn, cắt tóc gội đầu, bán hàng thuê, đầu bếp, thu mua đồng nát hay người bán hàng rong… Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau như Sơn La, Cao Bằng, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… nhưng đều chọn Hà Nội là điểm dừng chân trên hành trình tìm kiếm, thực hiện ước mơ và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Họ ra đi vì thế

Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, phụ nữ vẫn chiếm số đông hơn trong những người di cư (55,5%). Con số đáng chú ý thứ hai là dù tỷ trọng nam giới trong lực lượng lao động ở nước ta cao hơn so với nữ giới (52,7% so với 47,3%) nhưng tỷ trọng nữ giới trong lực lượng lao động di cư lại cao hơn (53,4% so 46,6%). Và khoảng 2/3 mà chính xác là 61,8% người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ từ 20-39 tuổi. Riêng ở Hà Nội, có 32 phường, xã mà cứ 10 người thì có ít nhất 3 người là người nhập cư. Rõ ràng phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố và các khu công nghiệp.

“Nữ thanh niên di cư ít có cơ hội sử dụng không gian công cộng hơn nam giới. Do đặc thù nghề nghiệp, một số làm giúp việc gia đình, họ không có thời gian ra ngoài. Một số khác khi ra những nơi công cộng dễ bị quấy rối, họ thường mặc cảm với vẻ bề ngoài của mình, dễ tổn thương bởi những lời bình phẩm. Họ luôn khao khát những không gian công cộng an toàn, thân thiện và bình đẳng” - PGS. Danielle Labbé, Trường Quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan, Đại học Montreal, Canada.

Ly hương để mưu sinh là điều không ai muốn, nhất là với người phụ nữ trong gia đình. Vì thế có thể thấy, với tỷ suất phụ nữ chiếm 55% nhóm những người di cư và 53,4% trong lực lượng lao động di cư thì cũng là từng ấy câu chuyện, lý do để ra đi kiếm sống.

Nguyễn Hồng Mến là cô gái 18 tuổi quê Nghệ An, em ra Hà Nội với lý do: “Cuộc sống gia đình em vất vả lắm, bố mẹ cũng chỉ nuôi hàu và đi biển, nên em và hai anh trai đều nghỉ học sớm đi làm phụ giúp gia đình”. Giống Yến, cô gái 24 tuổi Nguyễn Huyền Trang người Bắc Giang cũng chia sẻ: “Mẹ em buôn bán tự do, còn bố em làm công nhân. Em có hai em đang học cấp I và cấp II. Em đi làm cũng là để phụ giúp bố mẹ nuôi các em”.

Ra Hà Nội và gắn bó với mảnh đất này suốt cả tuổi trẻ để mưu sinh, đó là câu chuyện của chị Đỗ Thị Tươi, 33 tuổi, quê Thanh Hóa: “Vì nghèo quá, khổ quá nên bác em đã đưa cả nhà em ra Hà Nội làm nghề đánh giày kiếm sống. Ngày ra đây em mới 17 tuổi thôi, giờ em đã có gia đình rồi”.

Cũng có rất nhiều người phụ nữ để lại con thơ ở chốn quê nhà để theo chồng ly hương mưu sinh. Vợ làm thuê bán quần áo, chồng làm đầu bếp quán ăn. Đầu tắt mặt tối, mỗi tháng hai vợ chồng tổng thu nhập được gần 10 triệu tiền lương, chi tiêu tằn tiện để trang trải cuộc sống tối thiểu chốn thị thành và gửi tiền về quê nuôi con…

Nguyễn Hồng Mến 18 tuổi quê Nghệ An ra Hà Nội mưu sinh để giúp đỡ gia đình. (Ảnh từ triển lãm)

Nguyễn Hồng Mến 18 tuổi quê Nghệ An ra Hà Nội mưu sinh để giúp đỡ gia đình. (Ảnh từ triển lãm)

Nỗi vất vả ở chốn thị thành

Kể sao xiết những nỗi vất vả mà những người phụ nữ di cư phải đối mặt ở nơi họ mưu sinh. Đó có thể là nỗi nhớ nhà, nhớ con, đó có thể là những bữa cơm, những giấc ngủ tạm bợ…

Chị Nguyễn Thị Thơm, 33 tuổi, quê Nam Định tâm sự với mặc cảm: “Làm nghề thu mua đồng nát em phải đi suốt ngày nên về nhà trọ là muốn nghỉ ngơi. Những nơi như công viên, vườn hoa hay những trung tâm thương mại rất đẹp và sang trọng nên nếu tới đó em thấy lạc lõng vì cách ăn mặc quê mùa của mình”.

“Thời gian đầu ra Hà Nội em đã thử làm nhiều việc nhưng không thành công vì công việc nào cũng đòi hỏi phải có kiến thức, tay nghề. Để có tiền, em xin đi bán quần áo thuê. Ban ngày cửa hàng lúc nào cũng đông khách nên em đỡ nhớ con chứ tối về đến nhà trọ thì nhớ đến quay quắt. Chỉ mong sao kiếm được nhiều tiền để có cuộc sống ổn định, đón con ra ở cùng và lo cho con có cuộc sống tốt hơn” - là tâm sự của bà mẹ trẻ Nguyễn Thu Hương, 22 tuổi ra đi từ vùng quê Ứng Hòa, Hà Nội.

Nhà trọ là nơi những người lao động di cư thuê để tạm trú khi lên thành phố. Mục đích lớn nhất của họ là gửi tiền về gia đình, nên họ chỉ thuê trọ những dãy nhà chất lượng thấp để tiết kiệm chi phí. Vì nhà trọ chỉ là nơi để ngủ sau một ngày lao động vất vả, nên số tiền cho một tháng thuê trọ dao động từ 1-1,5 triệu đồng. Có người lại chọn thuê trọ theo ngày khoảng 15 - 20 nghìn/đêm.

Nơi ngủ nghỉ đã vậy, đến bữa ăn của nữ lao động di cư cũng đôi khi rất tạm bợ, qua ngày. “Hàng ngày em phải dậy từ 4 giờ sáng, đến lò tự làm bánh, sau đó nhận bánh đi bán rong, được khoảng 5 triệu/tháng. Trên đường đi làm tiện đâu ăn đấy, có buổi trưa em ăn mấy cái bánh rán cũng xong, có khi không ăn gì. Đến 8-9 giờ tối mới về đến nhà nên chúng em không nấu nướng gì cả. Tiền hai vợ chồng kiếm được trả tiền 1,3 triệu tháng, một phần gửi về cho ông bà nuôi cháu, còn lại thì tiết kiệm” - chị Trịnh Thị Dung, 29 tuổi, quê Thanh Hóa chia sẻ…

Khách dự triển lãm giao lưu cùng chị Đỗ Thị Tươi (áo trắng thứ 2 từ phải sang, lao động di cư, làm nghề đánh giày, là nhân vật có câu chuyện xuất hiện trong triển lãm. (Ảnh VTV)

Khách dự triển lãm giao lưu cùng chị Đỗ Thị Tươi (áo trắng thứ 2 từ phải sang, lao động di cư, làm nghề đánh giày, là nhân vật có câu chuyện xuất hiện trong triển lãm. (Ảnh VTV)

Hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn

Theo báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nhóm phụ nữ di cư” do Hội LHPN Việt Nam tổ chức năm 2022 cho thấy phụ nữ di cư bên cạnh nhu cầu kinh tế, tăng thu nhập; dạy nghề tạo việc làm cũng mong muốn được cải thiện môi trường sống ở nơi di cư, trong đó có các không gian công cộng. Vậy với những người phụ nữ lựa chọn các thành phố lớn là điểm đến trong hành trình cuộc đời, họ đã và đang thích nghi, hòa nhập như thế nào với cuộc sống nơi đây? Họ có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm một cách an toàn, bình đẳng tại những khu vực “thuộc về chung” này hay không?

Và đây là những câu trả lời: “Nhiều khi chúng em cũng muốn lên phố đi bộ để đi vui chơi giải trí sau giờ làm nhưng vì xa, phương tiện đi lại không có, xe buýt thì phụ thuộc vào giờ giấc nên chỉ có thể dạo quanh nhà vào buổi tối. Giao thông công cộng phát triển hơn nữa thì những người không có phương tiện cá nhân như chúng em dễ dàng đi đến những nơi mình thích” - Nguyễn Hồng Mến, 18 tuổi, Nghệ An; “Ở những công viên gần nhà, con em chỉ chơi được khoảng 10 phút là chán vì ở đó không có nhiều trò chơi, chỉ có mấy cái bập bênh, xích đu. Giá như ở đó có nhiều trò chơi hơn” - Phạm Thị Hồng Nhung, 32 tuổi, Bắc Giang…

Hơn ai hết những người phụ nữ di cư luôn mơ ước về một không gian an toàn, thân thiện, văn minh để họ có thể yên tâm. “Có lần em đi dạo gần khu nhà trọ nhưng bị một số nam thanh niên huýt sáo, trêu ghẹo, rủ vào chơi. Lúc đó chỉ có một mình nên em đã từ chối. Mấy người đó thấy vậy đã đuổi theo, em sợ quá nên bỏ chạy. Lần đó em đi chơi ở gần nhà nên còn chạy về kịp chứ nên đi chơi xa thì em cảm thấy rất sợ” - cô gái Hà Tĩnh - Trương Thị Ngọc Ánh, 18 tuổi chia sẻ.

Theo quan điểm của Trịnh Thị Dung, 29 tuổi, quê Thanh Hóa thì “quê hay phố cũng đều là người Việt Nam cả. Em mong mọi người có sự đồng cảm, chia sẻ và ứng xử văn minh với những người bán hàng rong như chúng em”. Cùng suy nghĩ, Nguyễn Thu Hương, 22 tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội bày tỏ: “Em mong muốn những nơi như công viên, vườn hoa… được đảm bảo an ninh, không nói tục, chửi bậy. Đặc biệt có nhiều khu vui chơi cho thiếu nhi để các con đến thỏa sức chơi, trò chuyện, giao lưu với bạn bè”…

Có thể nói, qua những câu chuyện cuộc sống của những phụ nữ di cư từ triển lãm “Nơi tôi đến” được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kỳ công thực hiện là một cái nhìn toàn diện về hành trình di cư của những người phụ nữ đang cố gắng bám trụ trên đất Thủ đô và để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sống cho họ đã được đưa ra.

Không chỉ thế, “Nơi tôi đến” cũng phần nào giúp công chúng hiểu hơn về cuộc sống, về tầm quan trọng của không gian công cộng đối với những nữ lao động di cư, một lực lượng lao động đã và đang tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của Thủ đô. Được biết trong thời gian vừa qua, Hội LHPN Việt Nam đã đồng hành, chung tay cùng các các ban, ngành, đoàn thể đề xuất các chính sách, chương trình, đề án, mô hình hỗ trợ phụ nữ di cư như: hỗ trợ nữ lao động di cư có con dưới 36 tháng tuổi gửi trẻ; vận động xã hội xây dựng cộng đồng an toàn… Tạo điều kiện để những người phụ nữ di cư phát huy hết khả năng và được trao cơ hội thụ hưởng các tiện ích một cách bình đẳng nhất là một trong những mục tiêu hướng đến trên hành trình xây dựng mọi miền đất ở Việt Nam dù là nơi đến hay nơi đi đều là những vùng đất đáng sống mà Hội LHPN Việt Nam đang nỗ lực.

Đọc thêm

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

"Cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng: Nỗ lực đưa nữ sinh dân tộc thiểu số vươn ra thế giới

Cô giáo Hà Ánh Phượng với mô hình "Lớp học xuyên biên giới" tại Trường THPT Hương Cần.
(PLVN) - Không chỉ tích cực ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cho các em học sinh vùng miền núi, đặc biệt là trẻ em gái,  "cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng còn phụ trách và khởi xướng nhiều dự án hướng đến sự bình đẳng giới, có sức lan tỏa rộng rãi ở nhiều quốc gia.