Nông nghiệp là một ngành “khát vốn” và bắt đầu sáng đầu ra với những sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng, được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận. Tuy nhiên, hiện có nhiều nông dân, hộ kinh doanh đang gặp khó khăn về vốn do chưa chưa có nhiều gói vay từ phía ngân hàng, thậm chí nhiều nơi có tình trạng người dân phải tiếp cận “tín dụng đen” lãi suất cao gây rủi ro mất vốn, thậm chí phá sản.
Thấu hiểu điều này, TPBank đã nhanh nhạy đưa ra nhiều gói vay đặc thù hướng tới nông dân, cho vay tới 70% giá trị tài sản, thủ tục đơn giản, gọn, nhẹ, lãi suất ưu đãi góp phần giúp người nông dân đổi đời, yên tâm phát triển sản xuất.
Tại Đắk Lắk, Đắk Nông, người nông dân trồng cây tiêu, cà phê theo chương trình VNSAT (Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững) có thể vay tại TPBank với mức lãi suất tối thiểu khoảng 6%/năm, số tiền cho vay tới 5 tỷ đồng/ khách hàng.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long đưa ra gói vay dành riêng cho sản xuất nông nghiệp với lãi suất chỉ từ 6.5%/năm trong 3 tháng đầu tiên, số tiền cho vay lên tới 2 tỷ đồng/khách hàng, thời gian vay tối đa tới 60 tháng.
Nông dân ĐBSCL có nhiều cơ hội đổi đời nhờ hiện đại hóa sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu - ảnh Lê Hoàng Vũ |
Theo đại diện TPBank, những năm gần đây nông nghiệp bắt đầu có nhiều cửa sáng, những sản phẩm của nhà nông được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, thu nhiều lợi nhuận, tuy nhiên nông nghiệp lại có đặc thù là ngành “khát vốn” khi chưa có nhiều gói vay tốt từ các ngân hàng. Thấu hiểu điều này, TPBank đã dành 1.000 tỷ đồng ngân sách cho các gói vay đặc thù riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng hành cùng Dự án VNSAT (chuyển đổi nông nghiệp bền vững) cấp nguồn vốn ưu đãi, đẩy lùi nạn tín dụng đen đang bủa vây nông dân ĐBSCL, Tây Nguyên.Nhờ quyết liệt tiếp cận, nghiên cứu về đặc điểm địa phương, đơn giản hóa các thủ tục và đẩy nhanh tốc độ phê duyệt, tốc độ giải ngân, các chi nhánh TPBank tại địa bàn đã xây dựng được uy tín, tiếng lành đồn xa, trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân tới đề nghị cấp vốn.