Nông dân phải thuê đất dự án bỏ hoang trồng lúa

Hơn 60 hộ dân với 236 nhân khẩu tại xóm Mậu 6, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) nghề chính là sản xuất nông nghiệp, nhưng tư liệu sản xuất lại phải thuê lại đất của doanh nghiệp để canh tác.

Hơn 60 hộ dân với 236 nhân khẩu tại xóm Mậu 6, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) nghề chính là sản xuất nông nghiệp, nhưng tư liệu sản xuất lại phải thuê lại đất của doanh nghiệp để canh tác.

Trại lợn sau dịch tai xanh trở nên hoang phế.
Trại lợn sau dịch tai xanh trở nên hoang phế.

Bên cần không có, bên có không cần

Xóm Mậu 6 được thành lập từ năm 2003, đến nay tròn 10 năm tuổi, trực thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn quản lý. Người dân ở đây chủ yếu là làm nông, nhưng đất đai lại không có nên phải thuê lại diện tích đất của Trạm giống chăn nuôi Nam Đàn (sau đây gọi tắt là Trạm giống) để sản xuất mấy năm nay. Trạm giống vốn được UBND tỉnh Nghệ An giao cho 45 ha đất, nhưng lại bỏ hoang.

Ông Phan Hữu Mai – Trạm trưởng Trạm giống thật thà cho biết: “Năm 2010, đại dịch lợn tai xanh xảy ra trên diện rộng, đàn lợn của trạm buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh, nguồn tài chính của trạm gặp nhiều khó khăn. Trước đó, do không có vốn nên Trạm đã vận động vốn đóng góp của anh em trong cơ quan, 6 sổ đỏ được cầm cố để vay vốn ngân hàng. Khi bị thua lỗ không thể xoay vốn để chăn nuôi lại, buộc lòng Trạm phải “hợp đồng” với người dân và một số hộ là cán bộ về hưu của trạm sản xuất lúa…”.

Hiện còn 4 sổ đỏ của cán bộ nhân viên trong trại giống đang được cầm cố tại ngân hàng vẫn chưa lấy ra được. Từ đầu những năm 2000, thực hiện dự án nạc hóa đàn lợn, Trại giống được đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại, điện nước, nhà điều hành, nhưng từ cuối năm 2009 đến nay, hệ thống này bỏ trống, không có kinh phí bảo dưỡng, bảo quản nên xuống cấp nghiêm trọng.

Bên cần đất thì không có, bên có thì dường như là không cần, cho nên trong thời gian qua, người dân xóm Mậu 6 liên tục gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền tha thiết mong được bàn giao số diện tích đất của Trạm giống chăn nuôi Nam Đàn cho UBND huyện quản lý và cấp đất cho dân sản xuất.

Tại công văn trả lời đơn thư công dân xóm Mậu 6, Phòng TN&MT huyện Nam Đàn cũng nêu rõ: “Phòng TNMT xét thấy nguyện vọng của 60 hộ dân xóm Mậu 6 xã Kim Liên, đề nghị nếu trại chăn nuôi không có khả năng sản xuất hết số diện tích dư thừa thì UBND tỉnh Nghệ An thu hồi và giao lại cho UBND xã Kim Liên, để UBND xã Kim Liên giao khoán cho 60 hộ dân xóm Mậu 6  sản xuất là phù hợp”.

Vẫn muốn cho doanh nghiệp

Sau khi nhận thấy tình trạng thực hiện nhiệm vụ của Trạm giống không đạt, tháng 11/2012, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An có Tờ trình số 2462/TTr – SNN-KHTC, nói rõ: “Hơn 10 năm qua, chưa năm nào Trạm giống chăn nuôi Nam Đàn hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT cũng như Trung tâm giống chăn nuôi giao. Diện tích đất được giao khoán trắng cho công nhân viên và nhân dân ngoài trạm sản xuất, chăn nuôi thua lỗ kéo dài…”.

Kết cục, Sở này đề nghị: “UBND tỉnh Nghệ An, có chủ trương cho phép thực hiện giải thể Trạm giống chăn nuôi Nam Đàn. Đồng thời chuyển giao cho một đơn vị có thực lực về vốn để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Trạm và sử dụng tài sản, đất đai một cách có hiệu quả (có thể là TCty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An)” – tờ trình viết.

Ông Phan Hữu Mai – Trạm trưởng rất bức xúc trước đề xuất này, đặc biệt là phần mở ngoặc đơn: “Quan điểm cuả tôi là nếu tỉnh giải thể trạm thì phải giao đất lại cho huyện quản lý, còn giao lại cho TCty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An là không đúng. Trước đó là đất của huyện, giao cho Trung tâm giống chăn nuôi tỉnh để làm đề án, nhưng Trung tâm làm không hoàn thành nhiệm vụ thì phải giao lại cho huyện, giao cho công ty tư nhân là không đúng. Giao cho huyện để giao đất cho dân sản xuất. Chúng tôi sẽ đề xuất giữ lại trại để anh em tiếp tục chăn nuôi trên cơ sở đất và trang trại đã xây dựng”.

TCty CP Vật tư ông nghiệp (Cty CP VTNN) vốn trước đó cũng đã được giao diện tích 12,5ha/45ha của Trạm giống để sản xuất giống lúa phục vụ nhu cầu giống gieo trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Nhưng từ trước đến nay cũng chưa ai thấy doanh nghiệp này “sản xuất giống lúa”, cả 12,5ha đất vẫn khoán cho người dân sản xuất. Vì vậy, nếu quan điểm của Sở NN&PTNT được chuẩn thuận, thì xóm Mậu 6 lại tiếp tục cảnh đi thuê đất.

Để xảy ra thực tế bê bết như trên, trong khi đó ông Trần Văn Chất – Giám đốc Trung tâm giống Chăn nuôi tỉnh Nghệ An vẫn nói “cứng”: “Nếu bàn giao diện tích đất trên cho một đơn vị khác (Tcty CPVTN Nghệ An) thì đơn vị đó phải đảm bảo: Nhận tài sản, đất đai, máy móc, 11 cán bộ của Trạm và bố trí công ăn việc làm; vẫn phải tiếp tục nhiệm sản xuất con giống; làm đầy đủ nghĩa vụ thuế về đất đai theo quy định của Nhà nước”.

Khoản 3, Điều 73 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Tổ chức được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng không có hiệu quả thì Nhà nước thu hồi đất để giao cho địa phương đưa vào sử dụng theo quy định”.

Ngô Toàn

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.