Nỗi niềm vợ chồng ngoại tỉnh ở thành phố khi Tết đến

Không ít cặp vợ chồng tha hương, đến từ hai miền quê khác nhau nhưng đang cùng nhau làm ăn sinh sống trên đất Sài thành. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, họ lại nôn nao bao tâm can...

Không ít cặp vợ chồng tha hương, đến từ hai miền quê khác nhau nhưng đang cùng nhau làm ăn sinh sống trên đất Sài thành. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, họ lại nôn nao bao tâm can...

Những “điệp khúc mùa xuân”

Mỗi kỳ nghỉ Tết, người Sài Gòn ra đường thấy vắng hoe. Những khu chung cư, khu nhà trọ, những ngôi nhà im ỉm, hầu hết các gia đình xa quê đã kéo nhau về quê ăn Tết.

Anh Nguyễn Văn Huy và chị Trần Thị Được cùng làm việc tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Bình. Căn phòng trọ 16 m2 ngăn nắp gọn gàng của anh chị khóa trái cửa ngoài từ 29 đến mùng 6 Tết âm lịch. Họ cùng đón xuân ở Chợ Mới, An Giang quê anh Huy. Chị Được quê Thái Nguyên. Vào TP HCM và làm việc ở KCN Tân Bình từ năm 2000, từ đó đến nay duy nhất chị được một lần về quê, vào... lễ cưới của chính mình, cách đây 7 năm.

Sắp đến tết rồi...
Sắp đến tết rồi...

Từ khi cưới anh Huy đến nay, thu nhập ít ỏi, hai đứa trẻ ra đời, ước mơ về thăm quê mỗi dịp Tết đành gác lại, vời vợi xa. Xuân nào hai vợ chồng cũng kéo nhau về quê anh Huy, chỉ cách TP HCM hơn 4 giờ xe đò, vừa gần vừa ít tốn kém. Ngày Tết ở quê chồng, người xứ Nam bộ hồn hậu, đông vui. Nhưng về đêm, chị nằm khóc thầm vì tủi nhớ.

Chị Được kể, rất nhiều chị em trong công ty chị cũng cùng cảnh ấy. Có chị quê Hà Giang, 10 năm liền đều ăn Tết quê chồng ở Bình Phước, nhớ nhà day dứt ngày xuân mà không biết phải làm sao

Không được ăn Tết quê hương, không chỉ những cặp vợ chồng thu nhập thấp. Cứ mỗi dịp Tết, cuộc tranh cãi triền miên bất tận của anh Lê Vân Hòa, kỹ sư Điện tử và chị Phan Thị Nguyệt Sương, giáo viên, sống tại quận 10 lại diễn ra như một điệp khúc quanh chủ đề ăn Tết “quê anh hay quê em?”.

Anh Hòa quê Đồng Nai, cách TP HCM chưa đầy 50 km. Nhà chị Sương xa hơn, ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình khá giả, chuyện chi phí về quê không quan trọng với họ, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ... anh Hòa là con trai một của cả một dòng họ hiếm con trai. Vì “tình cảnh” ấy, hầu như tháng nào anh cũng đưa vợ con về quê để gia đình gặp dâu, gặp cháu. Ngày xuân cũng vậy, với họ nhà anh, “không có chuyện ăn Tết ở đâu ngoài gia đình mình!”.

Về phía chị Sương, gia đình chị cũng rất khá giả nhưng bố mẹ chị cũng chỉ sinh được hai cô con gái. 5, 6 năm nay không được ăn Tết cùng con nên Tết nào mẹ chị Sương cũng xót con, gọi vào than thở. Quặn ruột, chị Sương quay ra nói với anh. Và rồi lại điệp khúc: “Em phải thông cảm chứ, nhà chỉ có mình anh, em thư thư vài năm, cha mẹ anh già yếu...”.

Ngược lại là anh Trương Phúc Vinh, quê tận Nghệ An, Hà Tĩnh. Lấy vợ rồi ở rể, anh Vinh đồng thời đứng quản lý một cửa hàng kinh doanh ăn uống ở quận 3 của cha vợ. Phụ thuộc nhà người, nên Tết năm nào, cha vợ cũng “con từ từ qua giêng rồi về, công việc nhà hàng còn lu bu”, anh không dám cãi lời.

Đếm trên đầu ngón tay, đã gần chục mùa xuân, cậu trai trưởng không được đưa vợ con về quê ăn Tết. Ở làng, người ta xì xào: “Nghe nói nhà khá giả, mà chả Tết năm nào ông bà ấy (cha mẹ anh) được ăn Tết cùng con dâu và các cháu”. Nỗi niềm ấy anh chỉ biết nuốt vào lòng.

Nỗi niềm chia sẻ cùng nhau

Đã không được về ăn Tết với mẹ cha, lại mang nhiều nỗi niềm ấm ức, nhiều cái Tềt trở nên mất vui vì những cuộc cãi vã. Anh Vinh thì nhớ nhà, chán đời, vợ lại chẳng bao giờ chịu hiểu và sẻ chia, nên ngày xuân, sau thời gian quản lý nhà hàng, anh ít dành cho gia đình vợ mà tụ tập lai rai với bạn bè đồng hương, những người cũng vì hoàn cảnh mà tha phương, để cùng ôn lại kỉ niệm, tìm một chút không khí xuân quê lưu giữ trong lòng.

Chị Sương thì tuy về quê chồng, vẫn chu đáo, vẫn hiền hậu đảm đang, nhưng không còn toàn tâm toàn ý. Chị buồn: “Mình nhớ quê, nhớ nhà, nhớ cái Tết ấm cúng bên bà con xóm giềng, anh chị em họ thân nhau từ ngày nhỏ. Nhớ món chả đẻn, chắt chắt, nhớ bánh tráng Quảng Bình hương vị đậm đà ngày Tết cuốn măng. Con trai 4 tuổi mà chưa biết Tết quê mẹ là thế nào...”.

Giận chồng không hiểu cho mình, chị ít khi đi cùng anh đến thăm bà con bên chồng, để mặc anh muốn làm gì thì làm. Chị ôm điện thoaị suốt ngày gọi điện về tỉ tê với mẹ, với chị, rồi chuyển máy cho con trai nói chuyện. Tết 2011, chị quyết định làm một cuộc “cải cách” sau khi thuyết phục ông chồng không thành: Chị đã mua vé máy bay cho hai mẹ con về vào 26 Tết, trốn chồng về ăn Tết xa quê. “Chứ cha mẹ mình năm nay đã gần 70, không về thì không biết đến chừng nào...”.

Không biết anh Hòa chồng chị, Tết này không có vợ con cùng về quê sẽ nói sao với gia đình, và bản thân anh có giật mình nhìn lại bản thân, khi những ngày Tết vắng bàn tay ấm của vợ, tiếng nói cười rộn rã trẻ thơ?.

Chuyện “tính kế” ăn Tết quê của chị Phan Thanh Như, quê Hưng Yên còn vui hơn. 5 năm lấy chồng, chị không được về quê ăn Tết 4 năm liền vì theo chồng ở tận Sài Gòn. Chị có thai đứa con trai đầu, chuẩn bị sinh ngay dịp trước Tết năm nay. Thế là chị ép chồng bằng được, vợ chồng khăn gói về quê vì “mẹ em đi coi thầy, cháu phải đẻ ở quê mẹ mới hợp thổ nhưỡng, mới tốt đẹp...”.

Lắm nỗi niềm của những người vì điều này điều khác mà phải đón xuân xa gia đình, xa nơi chôn nhau cắt rốn. Họ sẽ ấm lòng, sẽ vui hơn nếu nhận được sự sẻ chia, cảm thông và yêu thương từ phía người bạn đời của mình.

“Chồng mình hiểu hết, đêm ăn Tết Chợ Mới quê chồng, mình nằm tủi khóc không thành tiếng. Ảnh thương mình quay sang xoa xoa vai. Nhà chồng cũng biết, nên cưng mình lắm. Năm nay, lại một năm nữa ăn Tết xa quê, nhưng mình không buồn nữa. Anh hứa với mình, năm nay kinh tế vợ chồng mình đã ổn hơn, sang năm nhất định anh sẽ vun vén, tích cóp, cố gắng làm việc hơn nữa để gia đình mình về quê em đón Tết", đó là chia sẻ của chị Được, quê Thái Nguyên. Nói chuyện mình, mắt chị ánh lên niềm hạnh phúc mùa xuân...

Ngọc Mai

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...