Nơi người Sài Gòn đến để “cầu con”

Nơi người Sài Gòn đến để “cầu con”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sài Gòn đất chật người đông nhưng vẫn không thiếu những ngôi chùa bình yên nho nhỏ, nơi mà những đôi vợ chồng đến để gửi lời khấn nguyện, cầu xin có được đứa con, kết tinh tình yêu đôi lứa.

Chốn bình yên tìm về

Chùa Ngọc Hoàng (hay còn gọi là chùa Phước Hải), ngôi chùa của người Hoa tại Sài Gòn, nổi tiếng là linh thiêng, từng được Tổng thống Mỹ Obama ghé thăm năm 2016. Trước kia, chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng như cái tên cũ.

Bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Ngôi chùa còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ, mỗi bên 6 bà với tư thế khác nhau, mỗi bà lo một việc: nắn tay, nắn chân, nắn đầu, dạy trẻ tập đi, tập nói,…

Những người hiếm muộn đến chùa Ngọc Hoàng cầu con được đeo vào cổ tay 1 sợi chỉ màu đỏ. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi sau đó xoa vào bụng chính mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng bức tượng trẻ con ở dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng chính mình 3 cái nữa.

Nếu người nào đấy khấn vái đạt được thành tựu viên mãn thì sau đó mua hoa quả, nhang đèn, hoa tươi tới cúng tạ lễ. Khi con đầy tháng thì mang xôi chè đến cúng lần nữa.

Người dân còn đến đây cầu “mẹ tròn con vuông” khi có người thân đang mang thai, gửi lời cầu nguyện đến Thánh mẫu và các bà mụ mong cho đứa trẻ được ra đời bình an, mạnh khỏe.

Ngoài chùa Ngọc Hoàng, Sài Gòn còn có nhiều ngôi chùa khác được tiếng là linh thiêng trong việc cầu con, cầu mẹ tròn con vuông. Một trong số đó là chùa Miếu Nổi. Chùa Miếu Nổi hay còn gọi Phù Châu miếu, là ngôi chùa rất đặc biệt. Đúng như tên gọi “miếu nổi” của mình, chùa tọa lạc trên một dòng sông - sông Vàm Thuật quận Gò Vấp, TP HCM.

Ngôi chùa được xây trọn vẹn trên một cù lao nhỏ có diện tích khoảng 2.500m2 nổi giữa sông. Để đến được miếu, con đường duy nhất là đi đò. Miếu Phù Châu được người dân truyền miệng là nơi “cầu được ước thấy” nên thu hút khá nhiều người ghé thăm, đặc biệt là những ai muốn cầu duyên, cầu con.

Ngôi chùa thờ chính là tượng Bà Thủy Tề và thờ Phật, Thánh Mẫu, Đại Thánh Gia Gia... Có nhiều truyền thuyết về sự ra đời của ngôi miếu. Tương truyền, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải xác một phụ nữ. Ông đã đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn.

Một truyền thuyết khác cho rằng ngư dân nói trên đã vớt được pho tượng được cho là tượng của bà Thủy Tề khi đánh cá. Sau đó, người dân lập miếu để thờ. Miếu Phù Châu cũng có thời gian bỏ hoang cho đến năm 1989, ông Lục Câu, một người Việt gốc Hoa, bỏ tiền và vận động dân địa phương cùng trùng tu miếu. Ngôi chùa ngày nay khang trang và lối kiến trúc đặc sắc pha lẫn nét văn hóa Việt – Hoa. Chính điện của Phù Châu miếu được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt. Địa thế khiến việc tham quan không được dễ dàng cho lắm, nhưng hàng năm chùa vẫn thu hút lượt khách đến rất đông, đặc biệt là các cặp vợ chồng đễn “xin con”, nhất là người dân khu vực chung quanh như quận Gò Vấp, quận 12…

Chị Lưu Hạ Chi, một người dân sinh sống khu vực gần chùa cho biết, trước kia, thời điểm không có dịch, người đến chùa tham quan, vãn cảnh, cầu duyên và cầu con cái rất đông. Nhà chị bán nước giải khát trên trục đường đến chùa, khách nào tìm đến chùa cũng ghé ngang qua hỏi đường đi làm sao qua được bên kia sông, nên chị cũng có đồng ra đồng vào. “Có du khách đến cầu duyên, có người đến cầu con. Tui thì con lớn rồi, chưa cầu con ở chùa lần nào, nhưng gặp rất nhiều khách đi tạ lễ, cảm ơn vì lời cầu nguyện thành. Còn tui thì thường đến chùa cầu cho gia đạo bình an, gia đình hạnh phúc. Chùa đông nhất vào rằm tháng Giêng, người xếp hàng dài hơn cây số để được vào khấn. Nhưng năm nay, do dịch nên không được như thế nữa”, chị Chi cho biết.

Khách đến chùa cầu con thường khấn nguyện lâu ở tượng thờ mẹ Thánh Mẫu. Lễ vật dâng lên thường là hoa và nhang. Đặc biệt, nhiều người biết còn mang cúng trái dừa tươi lên bàn thờ Mẹ. Trái dừa nước trong tượng trưng cho tấm lòng thành thuần khiết. Nhiều người bảo rằng, sau khi cúng xong, mang về, hai vợ chồng chia nhau uống, một thời gian sau sẽ có tin vui.

Sài Gòn còn nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng trong cầu con cái, như chùa Bà Thiên hậu (quận 5), chùa Từ Quang (Bình Chánh)… Chuyện những ngôi chùa này “cầu được ước thấy” về đường con cái đã được truyền tụng trong hàng chục năm nay. Và quả thật, đã có không ít đôi vợ chồng đặt thành ước nguyện sau những lời cầu nguyện.

Cầu được hay không, còn tùy vào sự thành tâm, vào cái duyên của mỗi người. Nhưng trước hết, những ngôi chùa cổ ấy đã cho những đôi vợ chồng hiếm muộn những niềm hy vọng tươi sáng. Là chốn bình yên để họ tìm về nương tựa tinh thần, để vững tin cùng nắm tay nhau qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc hôn nhân.

Chuyện của những người đi cầu tự

Chị Lê Nguyễn Mai Anh, 34 tuổi, sống ở Pleiku, Gia Lai nay đã mang thai, sinh đứa con thứ hai. Nhà có nếp có tẻ đủ cả, ai cũng khen chị “khéo sinh”. Có ai biết, cách đây 6 năm, vợ chồng chị đã lo đứng lo ngồi vì lấy nhau 3 năm trời, không dùng biện pháp phòng ngừa gì mà mãi vẫn chưa có con.

Chùa Ngọc Hoàng.

Chùa Ngọc Hoàng.

Năm 2015, chị xuống Bệnh viện Từ Dũ ở TP HCM khám thì kết quả sức khỏe hai vợ chồng bình thường, không tìm ra nguyên nhân muộn con. Bác sĩ chỉ căn dặn là sống lành mạnh, không áp lực, thoải mái tinh thần. Nghe thì nghe, chứ hoang mang vẫn cứ hoang mang. Chiều hôm ấy, trước khi bắt xe về quê, theo lời mách nước của bạn bè, hai vợ chồng đến chùa Ngọc Hoàng ở đường Mai Thị Lựu, quận 1, ngôi chùa cầu tự nổi tiếng để “xin con”. Sắm sửa đồ lễ, hai vợ chồng vào chùa và được người giữ chùa hướng dẫn cụ thể các nghi thức cúng khi làm lễ cầu con. Cả hai thành tâm khấn nguyện, thực hiện nghiêm túc các nghi thức.

Trở về, không biết có đúng là ngôi chùa linh thiêng hay nhờ vào việc nghe lời bác sĩ giữ cho tinh thần thoải mái, không áp lực mà 5 tháng sau chị có tin vui. Sau khi sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh, khi con đầy tuổi, hai vợ chồng lại đem con đến chùa Ngọc Hoàng để tạ lễ và xin thêm một đứa con nữa. Đến nay thì vợ chồng họ đạt như ước nguyện.

“Những chuyện tâm linh, cứ tin có thì sẽ có. Vợ chồng mình cầu con với trọn tấm lòng thành. Khi cầu có phát nguyện sẽ làm việc thiện, tạo phước báu. Trở về hai vợ chồng thường đem tiền, quà tặng tài trợ cho một mái ấm nuôi trẻ mồ côi. Rồi cố gắng giữ cho lối sống lành mạnh, thể dục thể thao, không tạo áp lực cho nhau… Có lẽ, nhờ tất cả những điều này mà vợ chồng mình được như ước nguyện. Nên càng cảm thấy mình phải cố gắng sống tốt để cảm tạ ơn của các đấng trên cao đã ban cho hai vợ chồng hai đứa trẻ ngoan và đáng yêu nhường này”, chị Mai Anh chia sẻ.

Trên một diễn đàn về hạnh phúc gia đình, những lời khuyên được đưa ra cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, có không ít lời khuyên là “đến chùa Ngọc Hoàng cầu con đi, linh nghiệm lắm”. Và một số chùa thiêng ở Sài Gòn đã được những cặp vợ chồng hiếm muộn ở Sài Gòn và các khu vực lân cận tìm đến để khẩn nguyện xin con.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.