Nổ bếp gas mini, bé gái bỏng nặng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Nhi đồng TP HCM mới tiếp nhận một bé gái 23 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng bỏng nhiều bộ phận trên cơ thể.

Gia đình trẻ kể lại, khi bé đang chơi gần nơi để các bếp gas mini thì bất ngờ 1 bếp phát nổ khiến bé bị bỏng ở mặt, ngực, bụng, tay và chân. Nạn nhân được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP.

Tại đây, bệnh nhi biểu hiện sốc với mạch nhẹ chi mát, huyết áp khó đo, diện tích phỏng khoảng 44%. Ngay lập tức các bác sĩ truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc giảm đau và chăm sóc vết thương phỏng. Sau đó, chuyển đến khoa hồi sức ngoại điều trị tiếp. Kết quả sau hơn 2 tuần điều trị tình trạng vết thương phỏng cải thiện lành dần.

Trước đó, vào tháng 1/2024, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng tiếp nhận một nam bệnh nhân vào viện trong tình trạng dập nát bàn tay trái, gãy xương ngón tay cái do bình gas mini bất ngờ phát nổ trong lúc ăn lẩu.

Qua các trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không để các đồ dùng nóng, sôi như bàn ủi nóng, chai lọ hóa chất, thuốc diệt chuột, côn trùng, thuốc uống điều trị, ổ điện... ngang tầm với trẻ. Tránh cho trẻ nhỏ tiếp cận những nơi nguy hiểm có dụng cụ, vật liệu cháy nổ.

Ngoài ra, người dân cần thận trọng khi sử dụng bình gas. Nên chọn và mua các loại bình gas, bếp gas có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nên mua và sử dụng các sản phẩm trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Không nên sử dụng bếp và bình gas mini cũ, nếu bếp gas đã bị tróc sơn, han gỉ, chốt bình gas lỏng hay bếp rất khó đánh lửa, phải tốn sức “mồi” nhiều lần mới được thì tốt nhất không nên sử dụng bởi những bếp gas như thế này rất dễ bị rò rỉ gas ra bên ngoài, gây cháy nổ.

Khi trẻ bị phỏng nước sôi hay lửa cần đưa trẻ ra nơi an toàn, xối nước lên chỗ vết thương trẻ cho trẻ bớt phỏng thêm, bớt đau, rồi nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được cấp cứu tiếp.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.