Niềm tin và động lực mới từ các cuộc tiếp xúc cử tri

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong một lần tiếp xúc cử tri tại TP HCM
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong một lần tiếp xúc cử tri tại TP HCM
(PLO) - Ngay sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) khóa XIV, các đoàn đại biểu QH đã tổ chức tiếp xúc cử tri, thông qua đó, các ý kiến, kiến nghị của cử tri được ghi nhận và và giải đáp một cách cặn kẽ, đầy trách nhiệm. Với những cam kết của các vị đại biểu dân cử - đặc biệt là các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước - đã đem đến cho người dân một niềm tin sắt son vào đường lối lãnh đạo của Đảng, vào một Chính phủ liêm chính và kiến tạo.

Không chỉ nói hay

Đa số cử tri đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 3, QH khóa XIV; đặc biệt hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã chứng tỏ sinh hoạt QH ngày càng dân chủ, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng và đề cập những vấn đề cử tri quan tâm, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các đại biểu QH.

Cử tri không phấn khởi và tin tưởng sao được khi những nội dung chất vấn đã được ghi vào Nghị quyết của QH để làm cơ sở cho Chính phủ, các bộ, ngành tổ chức thực hiện. Nhưng lời hứa của các “tư lệnh” ngành sẽ được thực hiện ra sao và công tác giám sát như thế nào?

Đồng cảm trước những thắc mắc này của cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng trăn trở: quan trọng là sắp tới thực hiện thế nào, làm sao để đưa nghị quyết vào cuộc sống, thực hiện và giám sát  những điều các vị bộ trưởng, trưởng ngành đã hứa với cử tri, tạo được chuyển biến trong thực tế cuộc sống, nhất là trong việc giải quyết nợ xấu, nợ công, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bạo lực…“Không chỉ nói hay. Nói hay là cần nhưng sau đó phải có chuyển biến trong thực tế cuộc sống, đấy mới là cái cần” - Tổng Bí thư chỉ rõ.

Trước những băn khoăn, bức xúc của cử tri về công tác cán bộ và phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư khẳng định, Trung ương Đảng, cả hệ thống chính trị đã có nhiều cố gắng đối với công tác này và bước đầu đã xử lý một số cán bộ cấp cao, trong đó có cả cán bộ nghỉ hưu. Đây là công việc không ai muốn, nhưng phải kiên quyết thực hiện, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Trả lời cụ thể hơn trước cử tri về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh tới yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát. “Phải kịp thời thanh tra, kiểm tra và kết luận các vụ việc gây bức xúc trong dư luận gần đây ở một số địa phương và thông tin kịp thời cho nhân dân. Vụ việc nào có đủ bằng chứng vi phạm phải kiên quyết khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật… Gần đây, Bộ Chính trị đã ban hành một số quy định mới, trong đó ngoài việc kê khai tài sản, phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nhằm góp phần phát hiện và phòng ngừa tham nhũng” - Chủ tịch nước nhấn mạnh. 

Trước những băn khoăn của cử tri TP Hải Phòng về vấn đề thất nghiệp của cử nhân sau khi tốt nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trấn an: “Nếu như kỳ họp QH trước, chúng ta nói là có trên 200.000 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp ra trường không có việc làm thì lần này, chúng ta đã giải quyết được trên 100.000 người có việc làm”. Còn những tồn tại, bất cập chưa được giải quyết triệt để, như nợ công, nợ xấu, tai nạn, ùn tắc giao thông, cháy nổ…

Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ theo dõi, chỉ đạo, tích cực khắc phục thời gian đến, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2017. Riêng việc giải quyết câu chuyện đầu ra cho nông sản để tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đã và đang diễn ra trong suốt thời gian dài cũng như dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, Thủ tướng đã chỉ rõ nguyên do, đó là do chính sách chúng ta còn bất cập; tập tục canh tác lạc hậu, khoa học công nghệ chậm được áp dụng; thị trường tiêu thụ còn bấp bênh.

“Những tồn tại này sẽ được tiếp tục quan tâm khắc phục. Chúng tôi đã có chương trình xây dựng nông nghiệp bài bản, quyết liệt, trong quy hoạch, điều hành, chính sách, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đưa công nghệ cao vào nông nghiệp…” - Thủ tướng  nêu quyết tâm.

Chuyện bỏ hay không bỏ biên chế với giáo viên cũng đang là câu hỏi “nóng”, khiến không ít người trong cuộc mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho tương lai của mình. Bởi vậy trả lời thắc mắc này đối với cử tri TP Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã giải tỏa bao âu lo của những nhà giáo và cử tri cả nước. “Chưa có chủ trương đó. Mọi nhà giáo yên tâm” - câu nói này của Thủ tướng như thắp lên niềm tin và sự an tâm của bao thế hệ nhà giáo với sự nghiệp trồng người thiêng liêng và cao cả.

Không chỉ là những vấn đề lớn, ngay cả những kiến nghị nhỏ “như hạt cát” cũng được cử tri đề nghị phải được trả lời rõ ràng. Đó là thị trường cát trong nước gần đây luôn biến động, giá cát xây dựng tăng gấp 3-4 lần, trong khi các dự án khai thác cát trái phép vẫn ngày đêm hút cạn nguồn tài nguyên của đất nước để xuất khẩu ra nước ngoài, vậy Trung ương giải quyết vấn đề này như thế nào?

Đồng tình với kiến nghị trên, tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, Chính phủ vừa qua đã có chỉ đạo rất quyết liệt về việc dừng tất cả hợp đồng xuất khẩu, khai thác cát, từ đó rà soát nghiêm minh các dự án khai thác trái phép, kiên quyết xử lý vi phạm nhằm bảo vệ môi trường. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh, quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Việc khai thác lợi thế về tài nguyên là để phục vụ mục tiêu phát triển, nhưng phải đi liền với sử dụng hiệu quả tài nguyên khai thác, bảo vệ môi trường sinh thái.

Mà cần phải hành động

Trước ý kiến người dân về vấn đề giá đất trong giải phóng mặt bằng, cụ thể là đất bị thu hồi nhưng không đủ tiền để mua nền tái định cư, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khi tiếp xúc cử tri tại TP Cần Thơ đã đề nghị: khi làm bất cứ dự án gì phải đặt quyền lợi người dân lên trước tiên. “Những người nông dân bị mất đất, phải được đảm bảo cuộc sống, không thể để bần cùng hơn so với trước kia. Đề nghị TP Cần Thơ xem lại, từ phường, quận, thành phố xử lý cho người dân... Chúng ta cần tiếp tục nâng cao công tác lãnh đạo điều hành để cải thiện đời sống người dân” - Chủ tịch QH nói.

Cũng liên quan đến lĩnh vực đất đai, cử tri tại Mã phường Tô Châu, thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) phản ánh: “Trên địa bàn phường có nhiều người dân bức xúc về quyền sử dụng đất. Nhiều khu đất sở hữu từ lâu đời nhưng đến nay lại không được cấp quyền sử dụng. Số hộ dân được cấp quyền sử dụng đất lại bị chồng chéo, bất cập”. Không chỉ vậy, tại địa phương, có những dự án quy hoạch đã từ rất lâu nhưng đến nay tình hình vẫn chưa có chuyển biến, cống thoát nước bị lấp, nhà cửa xuống cấp nhưng không được phép sửa chữa. Sau khi lắng nghe  tâm tư, nguyện vọng của bà con cử tri, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ghi nhận những ý kiến này và hứa sẽ phản ánh lại với các cơ quan chuyên môn. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn đại biểu QH tỉnh Kiên Giang trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận và U Minh Thượng
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn đại biểu QH tỉnh Kiên Giang trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận và U Minh Thượng

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng chia sẻ, quyền sử dụng đất là vấn đề rất quan trọng, nên mọi vấn đề liên quan đến xác nhận thay đổi quyền này đều có những thủ tục cụ thể. Theo đó, Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ về thủ tục giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản liên quan đến đất, cấp đổi quyền sử dụng đất… Riêng về thủ tục thì luật quy định rất cụ thể, từ khâu nhận hồ sơ đến trả kết quả đều được công khai, minh bạch.

Bên cạnh nỗi lo chung với những khó khăn của đất nước, tại mỗi vùng miền khác nhau, cử tri cũng có những băn khoăn và trăn trở riêng. Đơn cử như tại Phú Thọ, cử tri ở đây đã kiến nghị Nhà nước cần có chính sách tăng cường, luân chuyển đội ngũ bác sỹ giỏi cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân tránh quá tải cho bệnh viện tuyến trên… Hay như tại tỉnh Đắk Nông, cử tri nêu thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh, diện tích trồng nhiều loại cây công nghiệp đã vượt xa quy hoạch và giá cả nông sản sụt giảm khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình như diện tích trồng cây hồ tiêu, cà phê, cao su..; không chỉ vậy, đối với các loại cây ăn quả, cây nông nghiệp ngắn ngày như chanh dây, bí đỏ… cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Còn tại tỉnh Bạc Liêu, tin tưởng gửi gắm, kiến nghị đến Đoàn đại biểu QH, cử tri huyện Vĩnh Lợi kiến nghị ngành điện cần quan tâm đầu tư trạm hạ thế điện lưới quốc gia đến các vùng sâu, vùng xa để người dân ai cũng có điện sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất…

Có thể thấy, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, những nguyện vọng, kiến nghị của người dân mới có điều kiện để giãi bày trực tiếp cùng các đại biểu QH và với trách nhiệm của mình, những cam kết của các vị đại biểu dân cử - đặc biệt là các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước - đã đem đến cho mọi người dân một niềm tin sắt son vào đường lối lãnh đạo của Đảng, vào một Chính phủ liêm chính và kiến tạo.

Như lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tiếp xúc cử tri TP Hải Phòng, rằng: việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp không phải chỉ nói bằng miệng mà phải hành động mà hành động đó không phải là chỉ ở Trung ương mà cả ở địa phương, nhất là các cấp chính quyền cơ sở.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.