Những tội phạm không danh tính

Những tội phạm không danh tính
(PLO) - Đường dây “bảo kê” xe quá tải ở Bắc Giang gồm Giám đốc công ty tư nhân và 2 nhân viên chuẩn bị được đưa ra xét xử. 

Giám đốc này nói có mối quen biết với “nhà chức trách”, nhận “bảo kê” cho các xe quá tải trên địa bàn, thu từ 1,5 triệu đến 5,5 triệu một tháng, theo ngày thì cứ 20.000 đồng một xe. Chỉ trong vòng hơn 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2016, Giám đốc này đã thu về 1,7 tỷ đồng do 16 nhà xe nộp. Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã theo dõi và bắt quả tang một nhân viên đang nhận 48 triệu đồng của chủ xe tại một quán cà phê ở Bắc Ninh. Nhóm “bảo kê” này đã làm việc hiệu quả, có uy tín, cam kết nếu bị nộp phạt thì mang biên lai về sẽ được hoàn lại tiền. Những người “bảo kê” và nộp tiền “bảo kê” bị truy tố về tội Môi giới hối lộ và đưa hối lộ.

Rõ ràng, trong vụ án này, còn bỏ sót một loại tội phạm thuộc tội Nhận hối lộ, có “đưa”, có “môi giới” nhưng không có “nhận”, quả là không thể chấp nhận được theo lô gic thông thường và theo cách hiểu của nhiều người. Hiện tượng này cũng không phải hy hữu, đã có nhiều trường hợp xảy ra như vậy, bởi không tìm ra được những tội phạm nhận hối lộ, cách tốt nhất, đúng luật là khép vào tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lợi dụng tín nhiệm... Theo lời khai của thủ phạm vụ “bảo kê” này là có đưa tiền cho một số người phụ trách lĩnh vực giao thông nhưng sau đó lại phủ nhận. Vì thế, đường dây “bảo kê” bị ngắt ở chỗ lưng chừng và vẫn còn đó các tội phạm không rõ danh tính.

Tương tự và như một dẫn chứng, mới đây, một Hiệu trưởng THCS ở huyện Krong Park (Đắk Lắk) bị truy tố,bắt tạm giam về việc nhận hàng trăm triệu “chạy” biên chế giáo viên và như thường lệ, ông này bị cáo buộc hành vi phạm tội là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Có thể, bởi cái vụ “chạy” mà ông ta nhận tiền nhưng không thực hiện được như cam kết nên buộc tội Lừa đảo là có cơ sở, còn các vụ khác đã được nhận vào biên chế hoặc hợp đồng thì sao?

Gần đây, diễn ra trong cùng một thời điểm, có hai sự việc trùng hợp. Tại TP. Hồ Chí Minh, một đối tượng đã dùng 2 số điện thoại liên tục gọi đến các cơ sở kinh doanh buôn bán, tự xưng là quản lý thị trường, yêu cầu nộp tiền để tránh khỏi kiểm tra. Còn ở Thừa Thiên – Huế, với thủ đoạn tương tự, kẻ tống tiền xưng là cán bộ Thuế đòi “cưa đôi” với những hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Để cho những tội phạm  “mạo danh” này tồn tại, có đất sống, tức là trên thực tế, hành vi “tống tiền” này đã diễn ra, được thực hiện bằng người chính danh. Và, không bị phát hiện, tố cáo thì loại tội phạm này mãi mãi không danh tính.

“Nhổ cỏ tận gốc”, nếu không, tội phạm “bảo kê”, mạo danh tống tiền, môi giới và đưa hối lộ,... sẽ vẫn còn tiếp diễn! 

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Hầu hết các vụ cướp giật tài sản được khám phá chỉ sau vài giờ gây án

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP HCM. (Ảnh: Huỳnh Phúc)
(PLVN) - Hôm qua (18/12), tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận năm 2024, do Thành ủy TP HCM tổ chức, báo cáo của Công an TP cho thấy nhiều loại tội phạm được giải quyết hiệu quả, như tội phạm cướp giật tài sản kéo giảm 24,35%, hầu hết được khám phá nhanh chỉ sau vài giờ gây án.

Phải chặt đứt nguồn cầu ma túy

Lực lượng chức năng kiểm đếm lô hàng chứa chất ma túy được giấu trong những tuýp kem đánh răng bị thu giữ từ hành lý của 4 tiếp viên hàng không. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Phiên sơ thẩm một vụ án “giết người” TAND TP HCM vừa mở ngày 17/12 là một phiên xử đặc biệt, vì khiến dư luận càng thấu hiểu hơn về mức độ tàn phá kinh hoàng của ma túy.

Vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về Việt Nam: Sẽ khởi tố đến 1.200 người, hé lộ 500 đường dây tội phạm

Trong năm 2024, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn TP HCM giảm 17,34% nhưng án về ma túy tăng đến 49% (Ảnh: https://www.hcmcpv.org.vn/)
(PLVN) -  Trong năm 2024, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn TP HCM giảm 17,34% nhưng án về ma túy tăng đến 49%. Nhiều vụ án ma túy lớn về cả khối lượng và số lượng bị can bị triệt phá, như chuyên án liên quan đến 4 nữ tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về Việt Nam sẽ khởi tố đến 1.200 người.

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Khởi tố 10 đối tượng liên quan đến tội rửa tiền

Các đối tượng trong chuyên án bị triệu tập.

(PLVN) - Ngày 17/12, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa triệt xóa thành công ổ nhóm đối tượng phạm tội “Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền” xảy ra tại tỉnh Nghệ An và các tỉnh, thành phố trên cả nước.