Những thông tin quan trọng cần biết về Lễ Phật Đản

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phật Đản Sanh (Lễ Phật Đản) còn là dịp lễ quan trọng trong Phật Giáo. Vậy, đại lễ Phật Đản 2023 là ngày nào, thứ mấy, ý nghĩa ra sao? Sống an vui - Pháp luật Việt Nam xin trân trọng giới thiệu những thông tin quan trọng về ngày lễ này: 

Ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản

Phật Đản Sanh chính là ngày kỷ niệm Thái Tử Tất Đạt Đa (Phật Thích Ca) ra đời. Đây không chỉ là ngày để tưởng nhớ Đức Phật mà còn ngày để các Phật Tử ôn lại câu chuyện về cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Lễ Phật đản 2023 là ngày nào?

Ngày lễ Phật Đản 2023 là đại lễ Phật Giáo lớn trên toàn thế giới. Vì thế, dịp này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, từ ngày 08/04 – 15/04 (Âm lịch), nhằm ngày 26/05/2023 – 02/06/2023 (Dương lịch).

Phật giáo là tôn giáo thịnh hành ở nhiều quốc gia, nhưng tùy vào trường phái mà mỗi nước sẽ có ngày đại lễ khác nhau. Cụ thể:

Phái Bắc Tông: Diễn ra vào ngày 08/04 Âm lịch – 26/05 Dương lịch.

Phái Nam Tông: Diễn ra vào ngày 15/04 Âm lịch – 02/06 Dương lịch.

Nghi thức lễ Phật Đản:

Bao gồm các hoạt động như: Nguyện Hương, Tán Phật và Đảnh lễ Tam Bảo, Tán Hương, Phát Nguyện Trì Kinh, Tán Dương Giáo Pháp.

Những việc cần làm nhân ngày lễ Phật Đản

Để chúc mừng Phật Đản, vào ngày này Phật Tử thường vinh danh Tam Bảo qua nhiều hình thức cúng Phật. Trong đó, sẽ có một số hoạt động quan trọng như: dâng hương, cầu nguyện, ăn chay niệm Phật và giữ Ngũ Giới, làm thiện nguyện, phóng sinh, đến chùa nghe thuyết giảng.

- Đi chùa cầu bình an, tưởng nhớ về Đức Phật là hoạt động quan trọng mà bạn nên làm. Vào những ngày này, chùa thường trang hoàng và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa mà bạn có thể tham gia như xem diễu hành, thả đèn hoa đăng, xem nghi thức tắm Phật,…

Phật tử ưu ý một số điều kiêng kỵ khi đi chùa như không ăn mặc hở hang, không nói tục chửi thề, không để con nít chạy giỡn lung tung.

- Ăn chay là hình thức hướng về Phật, giúp tâm hồn an yên, gạt bỏ muộn phiền, tích đức cho bản thân, gia đình và con cái.

- Lau dọn bàn thờ: Các gia đình trong dịp này thường lau dọn bàn thờ, bài vị tổ tiên để thể hiện lòng thành, hướng Phật. Điều này giúp con người cảm thấy thanh thản, an nhiên và thanh tịnh hơn.

- Nghe Pháp, giảng đạo: Đây là dịp để bạn tham gia các khóa học về Phật, hiểu thêm về tôn giáo của bản thân cũng như gột rửa tâm hồn.

- Phóng sinh là một hoạt động mang tính nhân văn cao mà Phật Tử nên làm. Điều này giảm bớt sát sanh mà còn giúp con người có lòng từ bi và sống an lạc, vui vẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.