Những thầy thuốc trẻ… “lấp lánh”

10 Gương mặt thầy thuốc trẻ tiêu biểu 2020 tại lễ vinh danh.
10 Gương mặt thầy thuốc trẻ tiêu biểu 2020 tại lễ vinh danh.
(PLVN) - 'Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu toàn quốc' là giải thưởng thường niên được tổ chức từ năm 2008 đến nay, nhằm tôn vinh thành tích của các thầy thuốc trẻ tiêu biểu trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; nghiên cứu khoa học; tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng… Trong số 10 gương mặt trẻ năm nay, rất nhiều người trẻ trở về từ các tâm “bão” Covid-19… 

Người Việt đầu tiên trong BCH Tổ chức Dị ứng thế giới

TS.BS Phạm Lê Duy (33 tuổi) từng là thủ khoa đầu vào năm 2005, top 10 thủ khoa đầu ra Trường ĐH Y Dược TP HCM và là người Việt đầu tiên nằm trong Ban Chấp hành Tổ chức Dị ứng thế giới (WAO)... Bác sỹ Lê Duy đồng thời đạt giải Quả cầu vàng năm 2020. TS.BS Phạm Lê Duy đã truyền cảm hứng cho rất nhiều sinh viên y qua chân dung một bác sĩ, giảng viên vô cùng năng động và tài năng. 

Trong 5 năm học tại Hàn Quốc, được gia nhập vào Ban Chấp hành WAO, là người đầu tiên nhưng không muốn mình là người Việt Nam duy nhất, nên sau khi về nước, anh đã giới thiệu để người trẻ Việt cũng được vào tổ chức để có cơ hội học hỏi và mở rộng kiến thức cũng như mối quan hệ nghề nghiệp.

Trở thành TS-BS trẻ, Phạm Lê Duy đã có 25 bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành dị ứng - miễn dịch lâm sàng.

Anh mong muốn có thể đưa được các hội nghị quốc tế của WAO về với Việt Nam: “Để kết nối bác sĩ Việt Nam với bác sĩ quốc tế, cùng trao đổi về kinh nghiệm, học thuật. Bên cạnh đó là để ngành miễn dịch dị ứng ở Việt Nam có cơ hội nhận được sự giúp đỡ của quốc tế nhằm phát triển hơn nữa. Vì ngành này ở Việt Nam còn rất hạn chế, mình làm lâm sàng nhiều nhưng nghiên cứu thì chưa nhiều. Nhưng nghiên cứu là gốc rễ để tìm ra cái mới, không nghiên cứu thì không tìm ra được cái gì mới”. 

Đó là ThS.BS Châu Tố Uyên (SN 1986) khoa Tiêu hoá, bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sỹ Uyên đã có công trình nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở và có nhiều sáng kiến về cải tiên hoạt động trang web bệnh viện; cải tiến chất lượng nhà vệ sinh bệnh nhân, xây dựng nhà vệ sinh thông minh; cải tiến “ Thiết kế và thực hiện nón kính bảo hộ dành cho nhân viên y tế phòng chống dịch Covid-19”.

Đồng thời bác sỹ Uyên đã tổ chức và trực tiếp tham gia các hoạt động chống dịch Covid-19, các hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe do Hội Thầy thuốc trẻ TP HCM tổ chức.

Đó là ThS.BS Trần Đình Trung (SN 1989) Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Y  Dược Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP Đà Nẵng. Bác sỹ Trung đã tình nguyện tham gia làm giảng viên nòng cốt đi tập huấn truy vết cho 800 sinh viên y dược và học viên trường quân sự đảm bảo nhân lực cho hoạt động truy vết và giám sát dịch Covid-19; tham gia công tác chống dịch tại TP Đà Nẵng, trực tiếp tham gia hỗ trợ xây dựng hệ thống giám sát và báo cáo dịch bệnh Covid-19 tại TP Đà Nẵng trong đợt cao điểm tháng 8/2020.

Bên cạnh đó, bác sỹ Trung vận động 1.500 bộ bảo hộ chống dịch cấp 2 cho Thành Đoàn Đà Nẵng trị giá 150 triệu đồng; kêu gọi hỗ trợ 2.000 bộ sản phẩm như dầu gội, kem đánh răng, nước súc miệng, dung dịch vệ sinh phụ nữ cho cán bộ y tế trong các cơ sở y tế tại TP Đà Nẵng trị giá 600 triệu đồng;  vận động đồ bảo hộ y tế, khẩu trang y tế và nhu yếu phẩm hỗ trợ cho các tình nguyện viên là sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tham gia chống dịch trị giá khoảng 30 triệu.

Bác sỹ Trung là 1 trong 5 thầy thuốc trẻ tiêu biểu tham gia chống dịch Covid-19 của Báo Tiền Phong (10/2020); Giải thưởng tình nguyện Quốc gia 2020.

Đó là ThS.BS Trần Anh Tú (SN 1989) Nghiên cứu viên, cán bộ Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Từ đầu năm 2020 đến nay, trực tiếp tham gia góp ý, xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về giám sát, cách ly, truy vết ca.

Bác sỹ Tú là thành viên của Tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 thuộc Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19. Bác sỹ Tú tham gia điều tra chống dịch Covid-19 tại Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và Đà Nẵng; tham gia truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19 trên các chuyến bay từ nước ngoài về; tham gia hỗ trợ chống dịch tại Hải Dương. Bác sỹ Tú là đồng tác giả của 2 bài báo quốc tế về bệnh Covid-19…

Và những giờ phút “nghẹt thở” với bệnh nhân Covid-19

Đó là ThS.BS Đồng Phú Khiêm (SN 1985) Bí thư chi bộ, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Bác sỹ Khiêm đã tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, trực tiếp tham gia điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Huế.

Bên cạnh đó, bác sỹ Khiêm đã tham gia tư vấn điều trị cho kiều bào và cơ quan đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Nga, Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới… Còn nhớ ngày 14/5, khi số bệnh nhân mắc Covid-19 còn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã giảm dần, ThS.BS Đồng Phú Khiêm và một số đồng nghiệp mới được về với gia đình, sau cả tháng ăn ngủ tại bệnh viện. Có thể nói, trong cuộc đời, anh sẽ không thể quên những khoảnh khắc, cảm xúc khi giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19 nặng từ tay tử thần.

TS.BS Phạm Lê Duy trong một lần khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng.
 TS.BS Phạm Lê Duy trong một lần khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng.

Ths.BS Đồng Phú Khiêm chia sẻ, trong giai đoạn dịch Covid-19, tại Khoa Hồi sức tích cực có điều trị 5 bệnh nhân nặng. Việc điều trị, chăm sóc cho những bệnh nhân này vô cùng khó khăn. Diễn biến tình trạng sức khoẻ của họ thay đổi từng ngày.

Bên cạnh đó, đây cũng là 1 bệnh mới, 1 căn nguyên mới và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên đòi hỏi các bác sĩ vừa phải tìm phác đồ điều trị cho phù hợp với mỗi bệnh nhân vừa phải nghiên cứu các tài liệu, tình hình dịch trên thế giới. Họ luôn tạo áp lực cho mình hàng ngày, cố gắng làm những gì tốt nhất có thể để cứu chữa cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

Chia sẻ về bệnh nhân số 19, BS Khiêm cho biết, bệnh nhân 19 nhập viện ngày 7/3, đây là 1 trong 5 bệnh nhân nặng có thời gian điều trị dài nhất. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh nặng tuổi cao, có các bệnh lý nền như huyết áp, tim.

Vì vậy, khi được đưa vào Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân bị biến chứng, gây tràn khí màng phổi, ô xy máu tụt nhiều và diễn biến vô cùng nguy kịch. Ngay lúc ấy, các bác sĩ nhận định chỉ có cách duy nhất là đặt tim phổi nhân tạo (ECMO) mới có thể giữ được mạng sống của người bệnh.

Sau khi bàn bạc kỹ, bệnh viện huy động 4 bác sĩ cùng với ê kíp điều dưỡng thực hiện kỹ thuật đặt ECMO cho bệnh nhân. Bình thường khi thực hiện đặt ECMO, các bác sĩ cũng đã quen, chắc tay. Tuy nhiên, trong thời khắc bệnh nhân nguy kịch, diễn biến xấu rất nhanh, lúc đó cũng có cảm giác sợ rằng không kịp cứu sống bệnh nhân, nên khá căng thẳng. Rất may, khoảng chưa đầy 1 tiếng, khi hoàn thành và thiết lập hệ thống ECMO, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định rất nhanh. Lúc đó, cả ê kíp mới phần nào thở phào nhẹ nhõm.

Những ngày sau đó, bệnh nhân 19 cũng có tiến triển tốt lên. Ngày 4/4/2020, bệnh nhân được rút ECMO khiến các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng của Khoa vô cùng vui mừng, bởi việc rút được ECMO cho thấy, bệnh nhân đã đi được 70% chặng đường điều trị khỏi Covid-19. Tuy nhiên, do có bệnh lý nền về tim mạch nên sau khi rút ECMO được 4 ngày, vào khoảng 0h45 phút ngày 8/4, bệnh nhân xuất hiện tình trạng ngừng tuần hoàn.

BS Khiêm cho biết, thời điểm đó bệnh nhân 19 ngừng tuần hoàn 1 lần trong 40 phút, các bác sĩ phải sốc điện đến 3 lần mới tạo được nhịp độ ổn định hơn cho bệnh nhân. Việc cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân trong vòng 40 phút thực sự là khủng khiếp.

BS Khiêm nhớ lại, ê kíp thực hiện ép tim được khoảng 30 phút, bệnh nhân vẫn không có dấu hiệu khả quan, khi đó cả ê kíp đã nghĩ sẽ phải buông tay, không chiến thắng được tử thần. Nhưng rất may sau đó, trái tim của bệnh nhân số 19 đã đập trở lại. Thêm một lần nữa, các y bác sĩ, nhân viên điều dưỡng lại thở phào sau những phút nghẹt thở…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các y, bác sĩ thực hiện ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi.

Thêm ca ghép tủy đồng loại thành công cho bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(PLVN) - Ngày 28/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho ca ghép tủy đồng loại Thalassemia thứ 7 và ca ghép u nguyên bào thần kinh thứ 45. Đây tiếp tục là minh chứng rõ nét trong tiên phong ứng dụng kỹ thuật cao, qua đó mang lại cơ hội sống tốt hơn cho bệnh nhân.

Đọc thêm

Nắng nóng, cảnh giác với chó nhà nuôi

Bệnh nhi bị chó nhà nuôi gây hơn 10 vết thương ở đầu và mặt. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ. Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Nỗ lực để có thể đưa Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động dịp 1/6

Dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
(PLVN) - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trịnh Ngọc Hải cho biết, sau hơn 1 năm thi công, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể khánh thành kỹ thuật vào dịp 30/4 và chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.