Những thầy cô “mang thế giới” lên vùng cao

Cô giáo Hà Ánh Phượng với những lớp học ngoại ngữ vùng cao.
Cô giáo Hà Ánh Phượng với những lớp học ngoại ngữ vùng cao.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mang ngoại ngữ lên miền núi cao, dạy cho những học sinh dân tộc thiểu số và dẫn lối các em đến với cánh cửa giao lưu của thế giới, những thầy cô ấy đã vượt qua muôn ngàn khó khăn.

Khó khăn chồng khó khăn

Cô giáo Hà Ánh Phượng (Phú Thọ) là một trong những giáo viên nổi bật với hoạt động dạy học, đưa Tiếng Anh gần gũi hơn với những học sinh vùng cao. Cô từng là một trong 50 người được Tổ chức Giáo dục Varkey Foundation vinh danh giáo viên toàn cầu xuất sắc nhất năm 2020.

Kể về chặng đường mang ngoại ngữ lên vùng cao, cô chia sẻ, dạy ngoại ngữ cho học sinh, vốn đòi hỏi rất nhiều điều kể cả về năng lực giáo viên, trình độ hiểu biết của học sinh hay những trang thiết bị dạy học đầy đủ đáp ứng được nhu cầu phát triển. Thế nhưng, việc dạy Tiếng Anh ở vùng cao lại càng khó khăn hơn nhiều.

Không chỉ là những trở ngại về điều kiện dạy học, khó khăn bội phần khi phần lớn những học sinh này đều thuộc vùng dân tộc thiểu số, quá trình học tập của các em cũng gặp nhiều vất vả. Đa phần các em đều thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, phát âm Tiếng Anh chưa rõ ràng. Trình độ và năng lực học tập của các em còn nhiều hạn chế, còn rụt rè, e ngại trong việc giao tiếp. Điều này đòi hỏi các thầy cô dành nhiều thời gian và công sức hơn cho học sinh trong mỗi buổi lên lớp.

“Về cơ bản thì môn Tiếng Anh vốn dĩ đã rất khó học với không ít học sinh ở miền xuôi hoặc thành phố, nơi có đủ điều kiện học tập. Thế nên, với các học sinh người dân tộc thiểu số khó khăn còn nhân lên gấp nhiều lần”, cô cho biết. Đó là những hạn chế về sự tiếp cận với ngôn ngữ Tiếng Anh của các học sinh nơi đây.

Bởi lẽ, hầu hết điểm trường vùng miền núi đều xa trung tâm huyện nên không có nhiều trung tâm Tiếng Anh để các em có thể tham gia học nâng cao và bổ sung thêm kiến thức ngoài những giờ học ở trường. Hoặc nếu có các trung tâm thì cũng rất ít gia đình ở đây có đủ kinh phí trang trải cho các em theo học.

Ngoài ra, phụ huynh, người thân trong gia đình các em cũng không biết nhiều về tiếng Anh để có thể hướng dẫn, hỗ trợ thêm các em học Tiếng Anh tốt hơn. Bên cạnh đó, đời sống của phần đông người dân nơi đây còn khó khăn nên rất ít gia đình có thể trang bị được các phương tiện truyền hình có phát ngôn ngữ Tiếng Anh từ các đài truyền hình nước ngoài, hay các bản tin bằng Tiếng Anh”.

Không dạy học như hình thức truyền thống, cô đổi mới sáng tạo phương thức dạy học để khiến học sinh hứng thú hơn trong mỗi giờ Tiếng Anh. Chỉ với một màn hình, một máy chiếu, học sinh của cô Phượng sau khi vượt qua những rụt rè ban đầu, giờ có thể tự tin thuyết trình, giao lưu văn hóa, giới thiệu di sản văn hóa thế giới như hát xoan đến học sinh các nước trên thế giới.

Dù là học sinh ở một tỉnh vùng cao nhưng các học sinh của cô Phượng ở Trường THPT Hương Cần hoàn toàn tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh với bạn bè quốc tế. Những tiết học Tiếng Anh của cô Phượng không còn nhàm chán và đáng ngại mà hết sức hấp dẫn; học sinh của cô được phát triển tất cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Cũng bởi sinh ra và lớn lên ở miền núi, tuổi thơ gắn với hình ảnh đồi núi và cánh đồng, cô hiểu, dù có thể cơ sở vật chất không đủ điều kiện như ở những miền xuôi, thế nhưng tinh thần học của những đứa trẻ miền núi ấy luôn rất cao, luôn là động lực rất lớn để những giáo viên như cô tiếp tục gắn bó với buôn bản, với những rẻo cao nơi còn có nhiều học sinh gặp khó khăn.

Kể về lý do lựa chọn con đường riêng cho mình khi còn nhiều cơ hội lớn phía trước, cô Phượng chia sẻ về một phần động lực hình thành từ trong tuổi thơ mình. Trong điều kiện khó khăn về mọi mặt chung như bao học sinh miền núi khác, để nuôi dưỡng niềm đam mê với môn Tiếng Anh, cô Hà Ánh Phượng đã tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận với môn ngoại ngữ này như xem những bản tin trên truyền hình, tìm mua những tờ báo tiếng anh cũ... Tuổi thơ của Phượng đã lớn lên trong niềm ấp ủ một ngày nào đó sẽ trở thành cô giáo dạy Tiếng Anh, góp phần thay đổi nhận thức của những con người sống tại vùng miền núi nghèo khó quê mình.

Học sinh miền núi gặp nhiều khó khăn trong việc học Tiếng Anh.

Học sinh miền núi gặp nhiều khó khăn trong việc học Tiếng Anh.

Những lớp học hạnh phúc

Thầy giáo Nguyễn Văn Đường (Trường THCS Cúc Phương – Ninh Bình) cũng là một trong những người trăn trở với việc đưa con chữ ngoại ngữ lên vùng cao. Ngày tốt nghiệp đại học và được giao nhiệm vụ tại Trường Cúc Phương, thầy Đường hăm hở trở về quê hương với bao khát vọng được cống hiến, nhưng thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Đường cũng phải đối diện với nhiều khó khăn khi chính các bậc phụ huynh và học sinh vẫn chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của môn học ngoại ngữ. Bằng nhiệt huyết, năng động của tuổi trẻ và sự tận tâm, yêu nghề, thầy giáo Nguyễn Văn Đường tích cực nghiên cứu các tiết học mẫu, tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước để từ đó tìm ra cách dạy phù hợp.

Có những thầy, cô giáo tìm cách đưa Tiếng Anh đến với học trò vùng cao theo cách tốt đẹp nhất. Ba năm qua, những tiết học Tiếng Anh kết nối theo mô hình “Lớp học không biên giới” được cô giáo Trần Thị Mai Khanh, Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai, Lào Cai) tổ chức thường xuyên. 8 năm trước, khi được tiếp cận và nhận thấy những giá trị hữu ích của “Lớp học không biên giới” cô Trần Thị Mai Khanh đã tâm đắc và mày mò tìm cách kết nối các tiết dạy học Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Bắc Cường.

Tuy nhiên, để có được tiết dạy Tiếng Anh kết nối với giáo viên, lớp học nước ngoài thời gian đầu không dễ dàng bởi bản thân cô Khanh chưa tham gia nhiều hoạt động chuyên môn với nhóm giáo viên quốc tế nên không thể trao đổi, giao lưu cần thiết. Tiết dạy học Tiếng Anh kết nối mà cô Khanh tổ chức không chỉ tốt cho học sinh trên mọi mặt, mà giáo viên cũng được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức, được tiếp xúc với đồng nghiệp, học sinh nước ngoài, nâng cao kỹ năng nghe nói, thuyết trình, xử lý các vấn đề...

Xác định dạy Tiếng Anh cho học sinh miền núi, điểm số hay thành tích không còn là những áp lực quá nặng nề. Với nhiều thầy cô, mong muốn duy nhất chỉ là để các em hiểu và thật sự hào hứng với ngoại ngữ. Bởi vậy, không quản ngại bao vất vả, khó khăn, các thầy cô vẫn hết mình “mang thế giới” đến gần hơn với những đứa trẻ bên gần biên giới, nơi vùng cao còn vất vả.

Nếu như xã hội hiện đại, áp lực “con ngoan, trò giỏi” đè nặng lên chiếc ba lô của những đứa trẻ mới lớn thì ở đây, niềm vui, tình yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ lại là sợi dây gắn kết, là tinh thần được lan tỏa rộng rãi. Không giây phút nào ngớt tiếng cười, không còn là những gương mặt gồng mình vì những buổi thi cử.

Với những thầy cô, khó khăn nhất có lẽ là việc phải luôn theo dõi, sát sao việc học của các em hằng ngày. Bởi có những khi sĩ số học sinh nghỉ học đã bằng một nửa lớp thường ngày. Các em có thể khó khăn trong việc đi lại, vì những suy nghĩ từ gia đình, vì cuộc sống vất vả phải đi lao động từ sớm mà lỡ dở việc học. Bởi vậy, không chỉ là một giáo viên, các thầy cô còn đóng vai trò như những người đồng hành, luôn hỗ trợ, chia sẻ và động viên các em cùng gia đình tiếp tục theo con đường tri thức.

Cũng bởi sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn đó, có những học sinh đã bộc lộ tư chất với ngoại ngữ, sớm đạt được thành công. Điển hình là cậu sinh viên Khang A Tủa, từng là người khiến cả rẻo cao quê mình tự hào khi là người Mông đầu tiên đỗ vào Đại học Fullbright. Cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ: “Nhìn những ánh mắt lấp lánh, tự tin khi giao tiếp tiếng Anh của học trò, tôi tin rằng các em sẽ trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.