Những thảo dược, thực phẩm tối kỵ dùng với thuốc

Đừng bỏ qua quy tắc chống chỉ định trong sử dụng thảo dược và thực phẩm để làm thuốc chữa bệnh như sau.

Đừng bỏ qua quy tắc chống chỉ định trong sử dụng thảo dược và thực phẩm để làm thuốc chữa bệnh như sau.

Nghệ

Không dùng khi đang uống thuốc làm loãng máu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các gia vị nghệ có thể giúp giảm viêm và đau do viêm khớp gây ra nhưng nó có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu vì nó có thể làm tăng khả năng chảy máu.

Thay vì dùng nghệ để chống viêm khớp, bạn có thể uống nước trái cây. Nước trái cây giàu chất chống oxy hóa như nho, lựu, hoặc anh đào chua, tất cả đều có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Cam thảo

Không dùng khi đang uống thuốc lợi tiểu, thuốc trị bệnh tim hoặc thuốc huyết áp.

Người bị chứng khó tiêu chuyển sang dạ dày nhẹ có thể dùng viên nang từ rễ cam thảo để trị bệnh. Nhưng không nên kết hợp cam thảo với thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, hoặc thuốc trị bệnh tim, huyết áp... Bởi, cam thảo kết hợp với các loại thuốc trên có thể gây ra một sự sụt giảm nồng độ kali, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Bạn có thể thay thế cam thảo bằng trà gừng để giảm đau bụng. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm như sôcôla hoặc bất kỳ thức uống hoặc thực phẩm có chứa caffeine để tránh các cơn đau bụng tăng nặng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hoa cúc

Không dùng khi uống thuốc có chứa thành phần làm loãng máu.

Hoa cúc được sử dụng làm thuốc có thể khắc phục chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, những người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu nên tránh dùng hoa cúc, vì nó có chứa coumarin và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Hoa cúc cũng có thể gây ra phản ứng nếu bạn bị dị ứng với các loại hoa cỏ.

Để tránh đau đầu, bạn nên bổ sung đủ magie cho cơ thể chứ không nhất thiết phải dùng hoa cúc. Những người thiếu magie thường gặp chứng đau nửa đầu nhiều hơn so với những người khác. Đồng thời, bạn cũng nên tránh các loại thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê hoặc thức uống có cồn để tránh đau đầu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nha đam (lô hội)

Không dùng chung với nhóm thuốc lợi tiểu.

Cây nha đam có nhiều tác dụng, có thể uống để trị viêm, sốt, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng... hoặc bôi để trị bỏng, làm lành vết thương.

Nếu dùng nha đam với thuốc lợi tiểu có thể làm giảm chất potassium trong máu gây bất ổn định về huyết áp, dễ gây ra huyết áp cao.

Riềng

Không dùng với các loại thuốc trị đau dạ dày.

Củ riềng được coi là có tác dụng như một chất kích thích có tác dụng sát khuẩn, trị đầy bụng, đầy hơi, chống viêm sưng... Tuy nhiên, vì riềng làm tăng tính axit trong bao tử nên nếu dùng với các loại thuốc trị bệnh dạ dày thì có thể làm cho tính axit trong dạ dày tăng, thuốc mất tác dụng.

Trà xanh

Không dùng với thuốc làm loãng máu, thuốc chống kết tụ tiểu cầu.

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa catechin nên nó có nhiều tác dụng, từ chống lão hóa đến phòng ngừa ung thư.

Nếu dùng trà xanh cùng với các thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tụ tiểu cầu có thể đưa đến nguy cơ làm gia tăng sự xuất huyết, giảm hấp thụ chất sắt. Trà xanh cũng không nên được kết hợp với sữa vì sữa có thể làm giảm tác dụng chống oxy hóa của trà xanh.

Nấm linh chi

Không dùng với thuốc có tác dụng làm loãng máu.

Nấm linh chi có nhiều tác dụng, ví dụ như tăng sức miễn dịch, giảm huyết áp, giảm cholesterol, bổ thận, bổ gan, ngừa ung thư, mất ngủ...

Theo Tri thức trẻ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.