Những sinh mạng được các bác sĩ giành giật khỏi 'lưỡi hái tử thần' COVD-19

2 trong 5 bệnh nhân nặng đã tự lên Khoa khác để tiếp tục theo dõi (ảnh Bệnh viện cung cấp)
2 trong 5 bệnh nhân nặng đã tự lên Khoa khác để tiếp tục theo dõi (ảnh Bệnh viện cung cấp)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần một tháng qua, các nhân viên y tế bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương đã không quản hiểm nguy, khó khăn vất vả, hy sinh tình cảm gia đình và bản thân, dấn thân nơi tâm dịch, không ngừng học hỏi, vận dụng sáng tạo kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ thầy thuốc, "vật lộn với tử thần" COVID-19 để giành lại sự sống cho bệnh nhân.

"Mặc dù cuộc chiến với dịch bệnh lần này còn nhiều khó khăn, cam go, thách thức và thường trực hiểm nguy nhưng đã có nhiều sinh mạng được giành giật khỏi lưỡi hái của tử thần COVID-19, cho chúng ta thêm niềm tin để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh nguy hiểm này", TS Vũ Đình Phú, trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, chia sẻ.

Mới đây, 5 bệnh nhân đã thoát khỏi tử thần nhờ những nỗ lực của các y, bác sĩ Khoa Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bệnh nhân số 1 là anh T. V. C (39 tuổi), ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Anh C vốn khỏe mạnh, không có bệnh nền. Bệnh diễn biến từ trước khi anh vào viện hơn 1 tháng, bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, vàng mắt - vàng tăng dần, tiểu sẫm màu, kèm tiêu chảy. Anh C tự mua thuốc nam uống 1 tháng không đỡ. Bệnh nhân vào khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết, xơ gan, suy gan cấp... do nhiễm vi rút CMV (là một loại virus gây nhiễm trùng thường gặp) tình trạng bệnh nhân cải thiện chậm.

Đến ngày 5/5, bệnh nhân xuất hiện sốt cao 39 độ C, xét nghiệm PCR SARS-COV-2 dương tính, bệnh nhân được dùng phác đồ điều trị COVID-19, tình trạng không cải thiện, bệnh nhân sốt cao liên tục, mệt mỏi nhiều, kèm khó thở, được chuyển khoa Cấp cứu ngày 11/5, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, suy gan, nhiễm COVID 19. Sau điều trị 3 ngày, bệnh nhân đi vào hôn mê, suy hô hấp nặng, được đặt ống nội khí quản chuyển khoa Hồi sức tích cực vào ngày 13/5.

Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, duy trì kháng sinh, bù dịch, dinh dưỡng. Tri giác bệnh nhân dần cải thiện, bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác tốt, chức năng hô hấp tốt lên. Bệnh nhân được cai thở máy, rút ống nội khí quản và chuyển thở ôxy kính, tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực 4 ngày. Ngày 19/5 tình trạng bệnh nhân ổn định, tự đảm bảo ăn uống sinh hoạt cá nhân, được chuyển khoa khác theo dõi điều trị tiếp.

Bênh nhân thứ 2,  N. T. P, nữ 32 tuổi, ở TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân vốn cũng là người khoẻ mạnh. Sau đó bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm COVID 19 vào ngày 26/4. Ngày 28/4 bệnh nhân sốt, ho húng hắng, chảy nước mũi, không khó thở, không tức ngực. Ngày 1/5, bệnh nhân được cách ly đến 2/5 xét nghiệm PCR ( xét nghiệm khẳng định) dương tính SARS-COV-2, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 3/5.

Bệnh nhân sốt cao, tình trạng suy hô hấp tăng phải thở ôxy từ 8/5, đến 10/5 phải thở máy HFNC (thở máy không xâm nhập) và chuyển khoa Hồi sức tích cực. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị thở máy HFNC, corticoid, thuốc phòng chống huyết khối, sau 4 ngày tình trạng hô hấp dần hồi phục, được chuyển thở ôxy kính. Ngày 16/5 bệnh nhân được ngừng thở ô xy, toàn trạng ổn định. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát, đến 19/5 bệnh nhân không sốt, không khó thở, toàn trạng ổn định, tự đảm bảo ăn uống sinh hoạt cá nhân, được chuyển khoa khác theo dõi điều trị tiếp.

Các bênh nhân nặng hiện đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Các bênh nhân nặng hiện đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện (Ảnh: Bệnh viện cung cấp) 

Bệnh nhân thứ 3 là ông V.T.S, 46 tuổi, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân là người khỏe mạnh, sống trong vùng đang có dịch COVID-19. Ngày 4/5 bệnh nhân xuất hiện sốt, ho khạc đờm nhiều, đau rát họng, tức ngực, khó thở, kèm đi ngoài phân lỏng 3lần/ngày và nổi ban đỏ 2 tay và chân, xét nghiệm PCR dương tính SARS-COV-2.

Ngày 9/5 bệnh nhân được chuyển đến khoa Cấp Cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ngày 10/5, bệnh nhân suy hô hấp tăng, thở máy không xâm nhập HFNC đáp ứng kém, được đặt ống nội khí quản chuyển khoa Hồi sức tích cực.

Sau đó, bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, kháng sinh, corticoid, thuốc phòng chống huyết khối, dinh dưỡng. Sau 9 ngày điều trị hồi sức tích cực, tình trạng bệnh dần cải thiện, bệnh nhân cai được thở máy, rút ống nội khí quản và thở ôxy ngày 19/5, đến 22/5 ngừng được thở ôxy. Ngày 25/5 tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, không khó thở, tự đảm bảo ăn uống sinh hoạt cá nhân, được chuyển khoa khác theo dõi điều trị tiếp.

Bệnh nhân thứ 4 là ông N.D.T, nam, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cũng là người có tiền sử khoẻ mạnh. Nhưng sống trong vùng đang có dịch COVID-19. 

Ngày 3/5, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho khan. Ngày 9/5 xét nghiệm có kết quả dương tính với SARs - CoV - 2, được điều trị tại Bệnh viện địa phương. Ngày 10/5 bệnh nhân xuất hiện khó thở được chuyển đến điều trị tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tình trạng suy hô hấp ngày càng tăng, ngày 12/5, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản chuyển khoa Hồi sức tích cực. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, kháng sinh, corticoid, thuốc phòng chống huyết khối, dinh dưỡng. Tình trạng hô hấp của bệnh nhân cải thiện. Đến 19/5 bệnh nhân được dừng thở máy, rút ống nội khí quản chuyển thở ôxy, đến 22/5 bỏ được thở ôxy. Ngày 25/5 bệnh nhân không sốt, không khó thở, toàn trạng ổn định, tự đảm bảo ăn uống sinh hoạt cá nhân, được chuyển khoa khác theo dõi điều trị tiếp.

Bệnh nhân thứ 5 là ông N. X. T, 47 tuổi, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân có tiền sử Viêm gan virus B mạn phát hiện từ 2008, hiện tại không dùng thuốc kháng viêm. Khoảng 5 ngày sau phơi nhiễm, ngày 5/5, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho đờm, đau họng, đau mỏi người, đi phân lỏng 2-3 lần/ngày.

Ngày 6/5, xét nghiệm PCR dương tính SARS-COV-2, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện tỉnh Bắc Ninh điều trị. Tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, bệnh nhân được chuyển đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 12/5 trong tình trạng tỉnh, mệt, suy hô hấp nặng. Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm phổi - Suy hô hấp cấp/COVID-19, được thở máy ôxy dòng cao HFNC, nằm sấp, kháng sinh, corticoid, thuốc phòng chống huyết khối.

Tình trạng bệnh nhân không cải thiện, mệt nhiều, suy hô hấp nặng hơn, ngày 13/5 được đặt ống nội khí quản chuyển khoa Hồi sức tích cực. Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực thở máy, kháng sinh, corticoid, thuốc phòng chống huyết khối, dinh dưỡng. Tình trạng bệnh nhân dần cải thiện. Sau 10 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhân được cai thở máy chuyển thở ôxy ngày 23/5, đến 25/5 bỏ được thở ôxy. Ngày 26/5 bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không khó thở, toàn tạng ổn định, tự đảm bảo ăn uống sinh hoạt cá nhân, được chuyển khoa khác theo dõi điều trị tiếp.

Ngoài 5 bệnh nhân trên, hiện Khoa Hồi sức tích cực đang điều trị cho 24 bệnh nhân, 20 bệnh nhân thở máy (4 bệnh nhân đã bỏ thở máy), 3 bệnh nhân điều trị ECMO ( được sử dụng để điều trị SHHC hoặc suy tim cấp (hoặc cả hai) đe dọa sinh mạng, khi không thể hoặc đã sử dụng các biện pháp điều trị khác nhưng thất bại)

Tổng số bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 từ đầu dịch đến nay là 917 trường hợp, điều trị khỏi ra viện là 576 ca, có 44 bệnh nhân đã chuyển viện và được theo dõi tiếp. Hiện tại bệnh viện đang tiếp tục điều trị cho 288 bệnh nhân.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.