Những nước cờ ngoạn mục của ông Kim Jong Un

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong buổi gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 27/5/2018
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong buổi gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 27/5/2018
(PLO) - Chỉ trong vòng nửa năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã làm thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đối ngoại, cởi lớp áo chủ chiến, lãnh đạo Triều Tiên chứng tỏ là một chiến lược gia về quan hệ quốc tế nhiều bản lĩnh với sự trợ giúp “vô tình” của tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong đối nội, ông Kim Jong Un cũng đã có những hành động tính toán chặt chẽ.

1. Sau nhiều thập niên vất vả suy tính tìm tòi và chế tạo cho được vũ khí hạt nhân, phải đến đời thứ ba là Kim Jong Un, Bình Nhưỡng tự cho là đủ tự tin để lớn tiếng đe dọa “tiêu diệt Hoa Kỳ trong biển lửa” trong suốt năm 2017, năm đầu nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump.

Thế rồi, đột nhiên Bình Nhưỡng đổi chiều làm một bước ngoặt 180°. Trong thông điệp đầu năm dương lịch 2018, lãnh đạo Kim Jong Un tỏ ra cởi mở và thông báo Triều Tiên sẽ tham gia Thế Vận Hội mùa Đông tại Hàn Quốc. 

Theo AFP, lẽ ra chỉ có giá trị một bài học về quan hệ quốc tế trong sách ngoại giao nhưng “nhờ có phản ứng tự phát và khó lường của Donald Trump” và thời cơ thuận lợi, quyết định này đã tạo ra được một chuỗi tác động ngoạn mục sau đó. 

Hồi thứ nhất: Trong bối cảnh Thế Vận Hội Pyongchang biểu tượng của hòa bình, Kim Jong Un không bỏ lỡ cơ hội tốt, nhận lời mời đối thoại của tân tổng thống Hàn Quốc, mới đắc cử vài tháng trước thay thế Park Geun Hye, tổng thống bảo thủ bị truất phế vì tội tham ô. 

Hồi thứ hai: Kim Jong Un khai thác triệt để thời cơ để sang hội kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sau hồi thứ ba là họp thượng đỉnh với tổng thống Moon Jae In tại Bàn Môn Điếm vào cuối tháng 4/2018. Nay ông Kim Jong Un chuẩn bị gặp tổng thống Mỹ Donald Trump, mà giới phân tích xem là hồi thứ tư, với thượng đỉnh lịch sử tại Singapore. 

Tất cả những diễn tiến trên đây, theo giáo sư Kim Hyun Wook, đại học ngoại giao Seoul, phải chăng đã được ông Kim Jong Un tiên liệu: Phải đi bước đầu hoà giải với Hàn Quốc thì mới có thể đối thoại với Mỹ và bắt tay được với Hoa Kỳ thì mới kéo được nước khác vào ván cờ?

Không còn “dọa” Mỹ, Kim Jong Un thay đổi tác phong, biến thành một nhà lãnh đạo quốc gia lịch thiệp, tươi cười, biết lắng nghe người đối diện trong các cuộc tiếp xúc với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên tháng 8/2017
Ông Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên tháng 8/2017

Cùng lúc đó, Bình Nhưỡng thực hiện một vài hành động có tính thuyết phục công luận như trả tự do cho các công dân Mỹ bị giam cầm, rồi phá hủy một cơ sở thử hạt nhân, và ban lệnh “tạm ngưng” thử tên lửa trong khi chờ đợi kết quả của chính sách hoà dịu. 

Nhưng tài ba một mình không đủ.

Nếu tổng thống Mỹ không phải là Donald Trump thì liệu nước cờ của Kim Jong Un có hiệu nghiệm hay không? Theo Koo Kab Woo, chuyên gia Hàn Quốc về Triều Tiên, Kim Jong Un được cả hai yếu tố thuận lợi từ thời cơ đến nhân hoà.

Không có Moon Jae In tinh tế, Donald Trump “bốc đồng” nhận lời đối thoại trước khi tham khảo các cố vấn, thì nước cờ của ông Kim Jong Un khó thành tựu. Và dù kết quả thượng đỉnh Singapore ra sao, Bình Nhưỡng có thể yên tâm không bị Mỹ đánh phủ đầu như Donald Trum từng đe dọa. 

Trong thập niên 1980, xung khắc Tây phương - Liên Xô được giải tỏa cũng nhờ thời cơ thuận lợi với bốn nhân vật lãnh đạo xuất hiện cùng lúc: Tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh, Đức Giáo Hoàng và lãnh đạo Liên Xô. 

Và nay, câu hỏi đặt ra là vì sao Bình Nhưỡng bằng mọi cách bắt tay với Mỹ và do đâu Seoul hết sức trợ lực thuyết phục Washington? Câu trả lời có lẽ nằm trong hai câu hỏi kế tiếp sau đây: Ngày nay ai thật tâm lo ngại Hoa Kỳ tấn công phủ đầu Triều Tiên ngoài Kim Jong Un và Moon Jae In? Ai lo sợ viễn cảnh bị nước khác sử dụng như món hàng “mặc cả” với Mỹ?

2. Để bắt tay với Mỹ, ông Kim Jong Un được cho là đã phải dẹp những “mâu thuẫn bên trong”, từ những nhân vật như dượng rể Jang Song Thaek, và trước thượng đỉnh Mỹ - Triều ít hôm, thay thế ba tướng lãnh quân đội hàng đầu gồm Bộ trưởng Quốc phòng Pak Yong Sik, Tổng tham mưu trưởng Ri Myong Su và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Kim Jong Gak.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hồi tháng trước xác nhận tướng Kim Jong Gak được thay thế bởi tướng Kim Su Gil, người tháp tùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới một khu vực du lịch biển cùng các quan chức khác.

Báo Asahi Shinbum của Nhật tiết lộ trung tướng No Kwang Chol sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới, trong khi Tổng tham mưu trưởng Ri Myong Su bị thay thế bởi cấp phó Ri Yong Gil.

Tướng Ri Yong Gil (trái), người có thể trở thành Tổng tham mưu trưởng, trong một chuyến tháp tùng ông Kim Jong Un
Tướng Ri Yong Gil (trái), người có thể trở thành Tổng tham mưu trưởng, trong một chuyến tháp tùng ông Kim Jong Un

Truyền thông Nhật Bản cho rằng Triều Tiên đang đưa những tướng lĩnh ôn hòa lên vị trí chủ chốt trước khi lãnh đạo Kim Jong Un lên đường tới Singapore tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/6. Đây có thể là động thái nhằm ngăn ngừa một cuộc đảo chính khi ông Kim Jong Un rời khỏi Triều Tiên trong nhiều ngày.

Trong những năm sau khi lên nắm quyền, ông Kim Jong Un đã nỗ lực củng cố quyền lực đối với quân đội. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát lực lượng này của Kim Jong Un vẫn chưa thể hiện rõ ràng, nhất là khi nhà lãnh đạo Triều Tiên đang áp dụng một loạt thay đổi lớn về chính sách đối ngoại và quốc phòng.

Một số chuyên gia Mỹ từng cảnh báo việc Bình Nhưỡng đối thoại trực tiếp, tỏ ra thân thiện với Washington và Seoul có thể bị coi là mối đe dọa với một số tướng quân đội Triều Tiên.

"Chưa thể rõ liệu toàn bộ chính quyền và giới lãnh đạo quân đội Triều Tiên có chấp nhận sự thay đổi đột ngột trong chính sách đối ngoại của Kim Jong Un hay không. Việc Kim Jong Un mời một tổng thống Mỹ cùng đối thoại dường như là bước đi nguy hiểm, có thể đe dọa tới vai trò tương lai của những quan chức theo đường lối cứng rắn", một chuyên gia nhận định.

Tình báo Mỹ từng đánh giá âm mưu đảo chính là một trong những nguy cơ lớn nhất mà Kim Jong Un phải đối mặt khi tới Singapore, quốc gia ở cách khá xa Triều Tiên.  

Hành động thay thế cùng lúc ba quan chức hàng đầu trong quân đội Triều Tiên dường như thể hiện sự bất ổn trong đội ngũ lãnh đạo lực lượng này. Một điều đáng chú ý khác là trong những lần xuất hiện gần đây của Kim Jong Un, các quan chức quân sự ngày càng ít hiện diện, trong khi Kim Yo Jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên, lại ra mặt nhiều hơn so với trước đây.

Một vấn đề khác là người thực sự nắm quyền chỉ huy lực lượng tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên khi Kim Jong Un ra nước ngoài. Kim Jong Un khó sở hữu "chiếc cặp hạt nhân" như các tổng thống Mỹ, bởi Triều Tiên không có hệ thống vệ tinh độc lập để giúp lãnh đạo này kết nối với lực lượng hạt nhân từ xa.  Bởi vậy, lực lượng tối quan trọng này nhiều khả năng sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy tạm thời của một quan chức quân sự trong thời gian Kim Jong Un tới Singapore.

Dường như việc thay thế các quan chức đứng đầu quân đội bằng những người ôn hòa, được Kim Jong Un tin cẩn, sẽ bảo đảm kho vũ khí chiến lược của Triều Tiên không bị mất kiểm soát khi lãnh đạo này họp thượng đỉnh với Trump, nhiều ý kiến nhận định.

Một báo cáo năm 2016 của Bộ Thống nhất Hàn Quốc đánh giá rằng quân đội Triều Tiên có thể muốn theo đuổi một "chính phủ quân sự" hoặc can thiệp để định hình lại nền kinh tế đất nước. Tháng 2/2018, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc thông báo với quốc hội nước này rằng "có bất mãn trong nội bộ quân đội Triều Tiên".

Một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, cho biết các quan chức theo đường lối cứng rắn trong quân đội Triều Tiên có thể bực bội trước thực tế Kim Jong Un có thể từ bỏ chương trình hạt nhân sau nhiều năm Triều Tiên "thắt lưng buộc bụng" vì nó. 

Người Triều Tiên vốn coi vũ khí hạt nhân là "bảo kiếm hộ quốc", là niềm tự hào dân tộc để chống lại nguy cơ xâm lược từ nước ngoài. Với gần 6,5 triệu thành viên lực lượng vũ trang, trong đó có một triệu lính thường trực, việc duy trì kỷ luật và lòng trung thành của quân đội là chìa khóa để giúp Kim Jong Un duy trì quyền lực trong nước và tiếp tục chính sách đối ngoại.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.