Những người xét nghiệm COVID-19 Thái Nguyên: Thầm lặng nơi tuyến đầu chống dịch

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho chuyên gia người nước ngoài.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho chuyên gia người nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ những ngày cuối tháng 4 cho đến nay, cả hệ thống y tế lại một lần nữa đặt trong tình trạng căng mình phòng chống dịch COVID-19. Trong cuộc chiến này, đồng hành cùng đội ngũ y, bác sĩ đang trực tiếp cứu chữa người bệnh thì những y, bác sĩ làm công tác dự phòng của cũng vất vả, rủi ro không kém. Họ luôn là người tiên phong đi vào vùng có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với những trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bác sĩ Vy Anh Tuấn đã có 33 năm làm công tác y tế dự phòng chứng kiến nhiều loại dịch, nhưng anh cho biết chưa có dịch bệnh nào diễn biến phức tạp và kéo dài như dịch bệnh COVID-19. Hơn ai hết anh hiểu những vất vả trong nghề.

Anh Tuấn tâm sự: “Chúng tôi là những người đầu tiên trực tiếp có mặt vừa điều tra ca nghi nhiễm vừa điều tra những trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm. Có những ngày cả đội thức trắng đêm truy vết Covid-19. Nhưng với tinh thần không quản ngại khó, ngại khổ, chỉ cần có chỉ đạo lấy mẫu những trường hợp nghi mắc Covid-19 (trường hợp F1, F2) là anh em không quản ngày đêm đi lấy bệnh phẩm”. 

Cũng là người thường xuyên đi lấy mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật viên xét nghiệm, chị Bùi Thị Duyên công tác tại Khoa xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên cho biết, vì là người tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp nghi nhiễm để lấy mẫu dịch họng nên khi làm việc chị cũng có những lo lắng nhất định. 

“Đứng trước một dịch bệnh lây lan nhanh như vậy, nếu nói không sợ là không đúng, nhưng với trách nhiệm của nghề, tôi cũng như các đồng nghiệp khác luôn nhắc nhau phải thật cẩn trọng, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế từ khâu lấy mẫu đến bảo quản và vận chuyển thì rủi ro và nguy cơ sẽ không xảy ra.

Còn những đồng nghiệp làm công tác khử khuẩn cũng vất vả không kém. Từ khi dịch diễn biến phức tạp, đội phun khử khuẩn phải hoạt động hết công suất. Công việc nặng nhọc lại đối mặt với hóa chất độc hại, thế nhưng chúng tôi luôn lạc quan chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng qua để người dân ổn định cuộc sống”, chị Duyên nói.

Theo bác sĩ Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên, là đơn vị trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tập thể cán bộ, y bác sĩ của Trung tâm luôn cùng nhau sát cánh, vượt qua mọi áp lực, đối đầu với những hiểm nguy, làm việc với cường độ liên tục, quên đi gia đình, người thân, hy sinh bản thân để tập trung vào công việc, với quyết tâm: Giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng chống dịch COVID-19 và có lẽ không gì vui hơn khi trái ngọt là những mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Thái Nguyên là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, các trường đại học... là cửa ngõ giao lưu kinh tế - chính tri, văn hóa - xã hội với các địa phương, nên lượng người đi đến nhiều. Tỉnh cũng đã có trường hợp đầu tiên dương tính với COVID-19 nên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh và ngành Y tế đã, đang nỗ lực hết mình với “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. 

Công việc của những người làm công tác phòng dịch sẽ vất vả hơn, gian nan đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, những hy sinh thầm lặng ấy sẽ được nối dài. Với họ, Thứ Bảy, Chủ nhật hay ngày nghỉ lễ, tết trong thời COVID-19 đang diễn biến phức tạp gần như không có. Điện thoại luôn trực 24/24h, trong tâm thế sẵn sàng, chủ động nhằm thực hiện tốt công tác giám sát, điều tra tiền sử bệnh tật, nắm bắt thông tin, có mặt kịp thời xử lý các tình huống khi có người về từ vùng dịch hay tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh. 

Tính từ ngày 01/01/2021 đến nay, Thái Nguyên đã lấy gần 20.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó có 6 mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính gồm 1 chuyên gia nhập cảnh; 4 công dân Việt Nam từ Nhật Bản trở về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh; 01 trường hợp liên quan đến khu công nghiệp Bắc Giang đã được chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.