Những mối khủng hoảng đe dọa tương lai EU

Các nhà lãnh đạo các nước EU tham dự một sự kiện
Các nhà lãnh đạo các nước EU tham dự một sự kiện
(PLVN) - Sự trỗi dậy của Trung Quốc với Sáng kiến Vành đai và Con đường, chính sách America First của tổng thống Mỹ Donald Trump, bất đồng về nhập cư, làn sóng dân tộc chủ nghĩa dâng cao, thiếu trọng lượng về ngoại giao trên trường quốc tế…, chưa bao giờ Liên hiệp châu Âu phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay. 

Nội bộ EU thiếu gắn bó?

Liên hiệp châu Âu, được hình thành từ 28 nước có nền văn hóa khác nhau, khó có được một chính sách nhất quán để đối phó với Trung Quốc luôn đi theo định hướng từ trung ương, cũng như những thách thức mới. Đây là nhận định của Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), Thierry de Montbrial bên lề hội thảo “Tương lai châu Âu trước sự cạnh tranh Mỹ -Trung” hồi giữa tháng 4/2019. 

Nữ nghị sĩ Đức, Franziska Brantner, tham gia hội thảo, cũng có nhận định tương tự: “Chúng ta (Liên hiệp châu Âu) sẽ không thể nào bảo vệ được bản sắc châu Âu nếu chỉ thông qua đối thủ  bên ngoài, mà cần phải tạo thêm được liên kết trong nội bộ”. 

Tuy nhiên, sự liên kết, vốn đã mỏng manh này, lại tiếp tục bị sứt mẻ do mỗi nước luôn đặt lên trên hết chủ quyền và quyền lợi của mình và do nội bộ lãnh đạo thiếu kiên quyết. Người dân Anh quyết định rời khỏi EU cũng vì “quyền tự chủ”. Phát biểu tại hội thảo của Viện IFRI, Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire, thừa nhận : “Lần đầu tiên trong lịch sử EU, phương án chính trị của khối có thể bị biến mất” và cũng là “lần đầu tiên, một thành viên quyết định rời khỏi khối”. 

Giữa các nước Tây và Đông Âu còn tồn tại một hố sâu chia cắt. EU được xây dựng và hoạt động dựa trên trục hạt nhân Pháp - Đức. Trong một thời gian dài, các thành viên Đông Âu, thuộc khối Liên Xô cũ, có cảm giác bị Tây Âu coi thường, bị bỏ rơi và bản sắc của họ bị đe dọa.

Điều này giải thích phần nào việc các chính phủ Đông Âu có những quyết định trái ngược với lợi ích chung của khối. Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã đến lúc phải đặc biệt chú ý hơn đến Đông Âu vì “tất cả những quốc gia này, đặc biệt là Ba Lan, sẽ trở thành một trong những nước đóng vai trò chủ đạo cho việc kiến thiết châu Âu tương lai”.

Liên hiệp châu Âu trước hết được xây dựng như một dự án kinh tế, theo Hiệp ước Roma 1957. Phải chờ đến Hiệp ước Maastricht năm 1992 để châu Âu có một chính sách ngoại giao chung và đến năm 1997 với Hiệp ước Amsterdam mới có một vị trí đại diện cấp cao về đối ngoại. 

Tuy nhiên, chính sách đối ngoại lại là điểm yếu của khối cũng vì bất đồng. Các nước thành viên chỉ nhất trí được về hai vấn đề: “Trừng phạt” Nga sau khi Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014 và ký thỏa thuận về hạt nhân Iran năm 2015. 

Ba câu hỏi lớn

Ngược lại, thất bại về ngoại giao thì nhiều hơn. Vẫn tại hội thảo của Viện IFRI, ông Bernardino Leon, chủ tịch Viện Hàn lâm Ngoại giao các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, cựu đại diện của EU cho vùng Nam Địa Trung Hải, xếp những thất bại ngoại giao này vào “khủng hoảng về vai trò lãnh đạo”, trong số “bốn khủng hoảng” mà Liên hiệp châu Âu đang phải đối mặt: 

“Khủng hoảng chính trị, khủng hoảng các giá trị, khủng hoảng kinh tế - xã hội và khủng hoảng vai trò lãnh đạo, đó là bốn khủng hoảng đang đặt chúng ta vào tình trạng nguy hiểm. Sự sống còn của EU bị đe dọa.  Và chính sự đe dọa này cũng đẩy chúng ta vào tình trạng mất đoàn kết, được thể hiện trong chính sách ngoại giao (…) Chúng ta đã có trường hợp của Tunisia, chúng ta chứng kiến những gì đang diễn ra ở Algeri, Libya, Ai Cập, Syria… Tất cả đều là thất bại đối với EU! Những thất bại thật đáng tiếc!”.

Trước tất cả những thách thức trên, phát biểu trong hội thảo của Viện IFRI, nghị sĩ Jean-Louis Bourlanges, phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Pháp, cho rằng Liên hiệp châu Âu “phải trưởng thành, phải giao tiếp như giữa người lớn với nhau”.

“Chúng ta đã trưởng thành, đối mặt với những người muốn điều tốt cho mình, có những người thích làm điều xấu, hoặc bảo vệ quyền lợi, giá trị của họ. Và với những người đó, chúng ta phải có mối quan hệ tích cực. Và chính ở điểm này xảy ra vấn đề. 

Khó khăn không nằm ở chỗ quan hệ với Trung Quốc, với Nga hoặc với Hoa Kỳ ra sao mà nằm ở mối quan hệ giữa các nước thành viên. Chúng ta chưa bao giờ trả lời được ba câu hỏi. Chỉ khi nào đáp ứng được ba câu hỏi này mới có thể thành lập được một cộng đồng chính trị thực thụ. 

EU chưa có nhiều khả năng đáp trả trước những biện pháp tăng thuế hoặc rào cản thuế quan, như những gì tổng thống Mỹ đang áp dụng với Bruxelles (Hình minh họa)
EU chưa có nhiều khả năng đáp trả trước những biện pháp tăng thuế hoặc rào cản thuế quan, như những gì tổng thống Mỹ đang áp dụng với Bruxelles (Hình minh họa)

Câu hỏi thứ nhất: Chúng ta là ai  Câu hỏi thứ hai: Liên hiệp châu Âu muốn làm chung việc gì? Chúng ta muốn làm gì riêng ở cấp Quốc gia? Câu hỏi cuối cùng: Chúng ta hoạt động như thế nào? Có nghĩa là làm thế nào để có được một mô hình dân chủ cho cả 27 thành viên. Chúng ta muốn bảo vệ điều gì và bảo vệ như thế nào? 

Đây là ba phần còn trống, chưa được điền vào. Một cách nào đó, chúng ta nghĩ rằng có thể tránh được những câu hỏi cơ bản trên. Và chính điểm này là nguồn gốc của xu hướng hoài nghi châu Âu và sự rón rén đầy lo ngại của chúng ta trong một thế giới ngập những hiểm họa. Liệu chúng ta có muốn trở thành cái gì đó trong thế kỷ XXI hay không?”. 

Ba ưu tiên để củng cố EU

Xây dựng một “thế lực thanh bình” (empire paisible) là tham vọng mà bộ trưởng Bruno Le Maire cho rằng châu Âu cần hướng tới. Và để có thể biến giấc mơ thành hiện thực, ông Le Maire nêu ba ưu tiên mà toàn khối phải đoàn kết thực hiện.

Thứ nhất, Liên hiệp châu Âu cần có chủ quyền về tiền tệ. Dù đồng tiền chung được lưu hành từ 20 năm nay, nhưng khu vực đồng euro vẫn chưa hoàn thiện và vẫn chưa rút được hết bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bộ trưởng Tài chính Pháp phát biểu: 

“Chúng ta chưa đi đến cùng của quá trình chuyển đổi. Chúng ta chưa có dũng cảm và táo bạo để thực hiện hoàn toàn những gì mà Liên minh kinh tế và tiền tệ phải làm. Từ giờ, trách nhiệm của 19 nước trong khối đồng euro là phải hoàn thiện khối này, củng cố và cung cấp cho khối những công cụ để có thể đối phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế nào có thể xảy ra”.

Ngoài ra, khu vực đồng euro cần có một ngân sách chung, một liên minh ngân hàng giữa các nước thành viên của eurozone. Mục tiêu cuối cùng là để euro có thể trở thành một ngoại tệ quy chiếu, ngang hàng với nhân dân tệ của Trung Quốc hay đô la Mỹ.

Ưu tiên thứ hai là xây dựng chủ quyền thương mại. Có nghĩa là “cự tuyệt những biện pháp trừng phạt bên ngoài lãnh thổ: Không một Nhà nước nào có thể làm cảnh sát thương mại của thế giới”. Khẳng định chủ quyền thương mại còn là khả năng đáp trả của Liên hiệp châu Âu trước những biện pháp tăng thuế hoặc rào cản thuế quan, như những gì tổng thống Mỹ đang áp dụng với Bruxelles.

Cuối cùng, Liên hiệp châu Âu phải có được chủ quyền về công nghệ. Tại sao châu Âu chưa thể có một nhà khổng lồ kỹ thuật số, hoặc không có riêng những Google, Facebook hay Amazon? Theo Bộ trưởng Le Maire, trước đây, ngoài thiếu khả năng tập trung công nghệ của mình, EU đã không thể đầu tư cho dự án tốn kém này.

“Nếu chúng ta muốn gây dựng được sức mạnh công nghệ này, cần phải đổi mới, cần phải đầu tư, nhưng cũng cần phải có khả năng bảo vệ công nghệ của chúng ta. Chuyện xảy ra với nhà sản xuất robot Kuka của Đức, mà Trung Quốc mua lại, nên là một bài học cho chúng ta. Chúng ta không có ý định trở thành những xưởng sản xuất cho thế giới bên ngoài. Chúng ta cũng không muốn tài trợ cho các phát minh và công nghệ để rồi những phát minh này lại rơi vào tay đối thủ kinh tế”. 

Điều chắc chắn là không thể thực hiện được những ưu tiên này một sớm một chiều, nhưng cần phải thực hiện ngay trong những tháng, những năm tới. Liên hiệp châu Âu phải khẳng định là một sức mạnh kinh tế, văn hóa, tài chính và độc lập hay để bị tan rã, xỏ mũi và cuối cùng là biến mất? 

Theo Bộ trưởng Kinh tế Pháp, ngoài những thách thức về kinh tế, tài chính, công nghiệp, nền văn hóa châu Âu cũng có thể bị biến mất cùng với phương án chính trị của EU. Nhưng liệu các nước thành viên có thực sự muốn đoàn kết để cùng thực hiện phương án này không?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).