Những đứa trẻ mờ mịt tương lai ở bản 'nghèo bền vững' do ma túy

Trưởng bản Sùng A Thái kể chuyện “bão” ma túy ở Tà Cóm.
Trưởng bản Sùng A Thái kể chuyện “bão” ma túy ở Tà Cóm.
(PLO) - Ẩn sau không khí vắng lặng đến buồn tẻ của bản Tà Cóm (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) là sóng ngầm của cơn “bão trắng” đã và đang hoành hành nơi đây từ nhiều năm nay. Ma túy ngấm ngầm tàn phá khiến nhiều gia đình tan nát, lụi bại, tương lai của nhiều đứa trẻ mờ mịt như đi trong sương mù.

 “Nghèo bền vững” do ma túy

Lối đi dễ nhất đến bản Tà Cóm là đi qua xã Mường Lý, rồi lên đò vượt sông Mã, đoạn qua lòng hồ thủy điện Trung Sơn rồi đi thêm chừng vài km đường đất. Cư trú ngay cửa ngõ của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nhưng Tà Cóm dường như không được tận dụng giá trị cũng như những lợi thế của khu bảo tồn này để phát triển kinh tế, xã hội.

Đất đai ở đây bạc màu và cằn cỗi, nước sản xuất cũng như sinh hoạt đều thiếu. Mỗi năm, người dân chỉ có thể trồng ngô hoặc lúa một vụ với năng suất thấp. Lối canh tác lạc hậu phát, trỉa, đốt nương làm rẫy khiến cho đất đai ở Tà Cóm nghèo nàn chất dinh dưỡng. Khi mảnh nương cũ bạc màu, người dân chuyển sang phát nương mới, vài năm sau mới quay lại canh tác trên mảnh nương cũ.

Trong cái vòng luẩn quẩn đó, từ nhiều năm nay, Tà Cóm vẫn luôn giữ vững được “danh hiệu” “nghèo bền vững”. Điều dễ nhận thấy nhất ở Tà Cóm là những mảnh nương phơi mình dưới nắng bạc phếch, cây cối xác xơ. Những ngôi nhà ở đây thường được xây dựng rộng rãi nhưng bên trong trống rỗng, hầu như không có tài sản gì đáng giá.

Chúng tôi ngồi trò chuyện với ông Sùng A Thái - Trưởng bản Tà Cóm dưới tán cây già trước cửa ngôi nhà ọp ẹp của Tổ công tác liên ngành phụ trách khu vực này. Ông Thái cho biết: “Tà Cóm có 89 hộ với 537 khẩu, đều là người dân tộc Mông. Bà con chủ yếu trồng sắn và lúa, mỗi năm chỉ làm được một vụ do thiếu nước. Thời tiết năm nay nắng quá, nhà tôi trồng 2ha lúa nhưng chỉ thu được 7 bao thóc.

100% số hộ trong bản Tà Cóm thuộc diện hộ nghèo. Năng suất mùa vụ năm nay rất thấp, dự kiến sẽ có nhiều hộ rơi vào cảnh đói lúc giáp hạt”. Khi chúng tôi hỏi đói nghèo do đâu, ông Thái trầm ngâm một lúc rồi nói: “Thiên nhiên và khí hậu ở đây khắc nghiệt khiến cho việc trồng nương, chăn nuôi đều khó khăn, năng suất rất thấp. Đường đi lại khó khăn nên giao thương không thuận lợi. Một trong những nguyên nhân nữa có lẽ là do bản có quá nhiều người nghiện ma túy. Những người mắc nghiện thường tiêu tán hết tài sản. Sức khỏe của họ cũng bị giảm sút, lười làm nương, làm rẫy nên lúc nào cũng nghèo đói”.

Tà Cóm hiện có trên 50 người nghiện ma túy, chiếm khoảng 10% dân số, người trẻ nhất sinh năm 1996. Điều đáng buồn là có gia đình cả hai vợ chồng cùng nghiện, có gia đình cả bố, con hoặc cả 3 anh em đều dính vào ma túy.

“Thằng Hờ A Su B nghiện trước. Sau đó, vợ nó là Thào Thị Chu cũng nghiện theo. Hai vợ chồng nó vật vờ đi làm thuê, được đồng nào mua thuốc đốt hết. Đứa con hai tuổi của nó cứ lang thang chơi một mình, bữa đói, bữa no. Thằng Sùng A Dơ (40 tuổi), cùng vợ Thào Thị Dợ cũng mắc nghiện từ mấy năm nay rồi, dù đã có 3 mặt con. Rồi Phàng An Chỉnh và vợ Hạng Thị Xua đều nghiện ma túy. Nhà Sùng A Nênh thì cả 3 bố con đều nghiện ma túy” - anh Sùng A Sự, Công an viên của bản Tà Cóm, điểm danh một loạt người nghiện ở bản nghèo này.

Còn nữa, Giàng A Thái sau khi đến với “nàng tiên heroin” đã dẫn đường cho em ruột là Giàng A Dơ nghiện theo. Nhà họ Sùng, cả 3 anh em Sùng A Thanh (SN 1971), Sùng A Su (SN 1973), Sùng A Xê (SN 1976) đều rủ nhau chơi heroin. Nhà họ Thào cũng vậy, cả 3 anh em trai Thào A Tính, Thào A Thái, Thào A Danh đều dính vào ma túy. Đến thời điểm này, bản Tà Cóm đã có 8 người đi tù vì liên quan đến ma túy, 9 người nghiện được đưa đi cai nghiện tập trung. Đáng buồn là cả 9 người đều tái nghiện sau khi hòa nhập cộng đồng.

Mong muốn có nước để canh tác, trường học và điện lưới 

Ma túy là một trong những nguyên nhân sâu xa làm cho Tà Cóm ngày càng tiêu điều, xác xơ. “Tệ nạn nghiện hút làm suy kiệt kinh tế gia đình. Hầu hết người nghiện ma túy đều bán dần tài sản, đất đai để mua ma túy về dùng. Khi không còn gì để bán, họ xin đi làm thuê, làm mướn, được đồng nào cũng nướng hết vào ma túy. Có người ứng tiền làm thuê trước, mua ma túy hút xong mới làm việc trả nợ” - ông Thái cho hay.

Thực tế, tệ nạn ma túy khiến không ít gia đình ở Tà Cóm lụn bại, tan nát, cha, mẹ, con cái phải chia lìa, ly tán. Bản thân ông Thái cũng đang phải bao bọc một người con nuôi do mẹ cháu bị nghiện, bố bị đi tù do dính đến ma túy rồi chết trong tù. 4 anh chị em của cháu bé này được những người anh em trong họ nhận nuôi dưỡng.

Nhắc tới chuyện tàn lụi vì ma túy, anh Sự cho biết thêm: “Thằng Sùng A Vư ban đầu là người giàu có trong bản. Nhà nó có 5 con trâu. Từ khi vướng vào ma túy, Vư bán mất 3 con trâu. Còn Sùng A Lử B trước kia có “tài sản” gồm 6 con bò và 1 con trâu. Cũng chỉ một thời gian sau, cả 7 con trâu bò này theo làn khói trắng “bay” mất. Vợ nó phải dắt 5 con về ở với bố mẹ đẻ”.

Tệ nạn nghiện hút ma túy cũng làm phát sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự, làm xáo trộn cuộc sống của người dân. “Trong bản liên tục xảy ra các vụ mất trộm vật nuôi, xoong nồi, thậm chí cả dây điện, đường ống nước. Tình trạng này ngày càng gia tăng khiến cho người dân lo lắng, bất an” - anh Sự nói.

Tiếp lời anh Sự, Trung úy Hoàng Văn Khánh - cán bộ Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng Nghệ An phụ trách cụm bản Cá Giáng, Cánh Cộng, Tà Cóm, người chứng kiến không biết bao nhiêu chuyện “dở khóc, dở cười” tại Tà Cóm có liên quan đến ma túy bảo rằng: “Không ít con nghiện khi túng thiếu quá tháo cả ván nhà ra bán lấy tiền mua thuốc. Có người thì lấy trộm gà, xúc trộm gạo của gia đình đổi lấy ma túy”.

Để ngăn chặn hiểm họa do ma túy mang lại, Đồn BP Trung Lý đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ đấu tranh với tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy. Bên cạnh đó, Đồn BP Trung Lý cũng xây dựng các mô hình giúp dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Có điều, dù đã bóc gỡ nhiều đường dây, bắt nhiều đối tượng mua bán ma túy nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tệ nạn ma túy tại Tà Cóm cũng như ở các thôn, bản khác ở xã Trung Lý.

Quay trở lại câu chuyện ở Tà Cóm, tôi hỏi ông Thái: “Điều người dân cần nhất bây giờ là gì?”. Gương mặt ông Thái đầy ưu tư: “Chúng tôi cần nhiều thứ, nhưng điều mong mỏi nhất là không còn tệ nạn ma túy. Bà con mong muốn có nước để canh tác, có trường cho các cháu học và điện lưới”.

Đọc thêm

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
(PLVN) -  Sáng 19/6, với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, (Hà Nội).

Chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh khi bỏ thuế khoán

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 19/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thừa nhận, khi mới triển khai chính sách bỏ thuế khoán từ đầu năm 2026 sẽ có những tác động đến hàng triệu hộ kinh doanh. Hiện, Bộ đang chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện đảm bảo thuận lợi, giảm gánh nặng thủ tục và chi phí với các hộ.

Bài 2: Đối diện 'hòn tên, mũi đạn' mà chí không mòn

Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925 - 1945 với những cây bút xuất sắc và vũ khí báo chí tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: T.N)
(PLVN) -  Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - “nước mất, nhà tan” lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành “báo chí cách mạng”, báo chí với sứ mệnh “đồng hành cùng dân tộc”, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương
"Một TP HCM phát triển năng động, đổi mới sáng tạo, có tầm vóc châu Á và bản sắc riêng biệt không chỉ là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mới sáp nhập, mà còn là một phần quan trọng trong khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu.