Những dự án sản xuất “siêu máy bay” chết yểu của Liên Xô

Máy bay M-50.
Máy bay M-50.
(PLVN) - Năm 1912, Bộ Tổng tham mưu Nga đã ra lệnh thành lập bộ phận không quân - tiền thân của lực lượng Không quân Liên Xô và Nga ngày nay. Kể từ đó cho đến nay, hàng trăm loại máy bay đã được trang bị. Tuy nhiên, trong khi nhiều máy bay trang bị cho lực lượng này đã trở thành huyền thoại thì cũng có nhiều dự án đã chỉ được sản xuất một lượng nhỏ hoặc thậm chí bị dừng lại ngay ở giai đoạn bản vẽ.

Máy bay MiG-105.11

Trong những năm Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều đã chế tạo những máy bay có thể bay vào vũ trụ với tham vọng trên cơ sở đó chế thành những máy bay ném bom hoạt động trong quỹ đạo. Trong đó, tại Mỹ, các chuyên gia của nước này đã tạo ra chiếc máy bay X-20 DynaSoar.

Đáp lại động thái của Mỹ, các chuyên gia của Liên Xô cũng đã tạo ra chiếc máy bay có tên MiG-105.11 - hay còn có tên “Lapot”, trong tiếng Nga có nghĩa là “chiếc giày” vì hình dáng phần mũi của chiếc máy bay rất giống với hình dáng mũi giày.  

Theo kế hoạch ban đầu, các chuyên gia Liên Xô dự định sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa R-7 để đưa chiếc máy bay này lên quỹ đạo. Dự án được triển khai vào năm 1965 và đến năm 1969 thì dừng lại. Đến năm 1974, khi Mỹ triển khai dự án chế tạo tàu con thoi, Liên Xô đã khôi phục lại dự án chế tạo MiG-105.11.

Ở giai đoạn này, nguyên mẫu của máy bay MiG-105.11 đã được thử nghiệm ở tốc độ cận âm (gần bằng vận tốc âm thanh). Máy bay MiG-105.11 trong quá trình thử nghiệm đã được một chiếc máy bay ném bom Tu-95 (thiết kế đặc biệt cho dự án này) mang theo dưới bụng rồi được thả ra từ độ cao lớn.

Nguyên mẫu cận âm có trọng lượng 3 tấn rưỡi của máy bay MiG-105.11 đã bay với tốc độ 800 km/giờ với 1 phi công điều khiển. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm đối với máy bay MiG-105.11 đã kết thúc sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến máy bay bị hư hại nặng khi hạ cánh vào ngày 13/9/1978. 

Chiếc máy bay thí nghiệm MiG-105.11.
Chiếc máy bay thí nghiệm MiG-105.11.

Sau vụ việc, dự án chế tạo máy bay MiG-105.11 đã chấm dứt do chi phí quá cao. Nguyên mẫu của máy bay MiG-105.11 hiện đang được lưu trữ tại bảo tàng hàng không ở Monino gần thủ đô Moscow của Nga.

Máy bay M-50

Năm 1956, khi Mỹ phát triển máy bay ném bom chiến lược siêu thanh XB-70 Valkyrie, Cục thiết kế Myasishchev của Liên Xô cũng đã bắt tay vào thiết kế máy bay có tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh của nước này.

Kết quả của công trình này là sự xuất hiện của nguyên mẫu máy bay siêu thanh với cánh tam giác và thân máy bay có tiết diện tối thiểu có tên M-50. Máy bay được trang bị 4 động cơ, trong đó 2 động cơ được đặt dưới cánh và 2 động cơ ở 2 đầu. Theo thiết kế, máy bay có tầm bay xa tối đa đến 15.000km, tốc độ lên tới 1.900-2.000 km/giờ. 

Ngày 27/10/1959, nguyên mẫu của máy bay trên đã cất cánh. Trong vòng 1 năm sau đó, máy bay đã thực hiện 11 chuyến bay thử nghiệm nhưng tốc độ đều không vượt quá 1.090 km/giờ. Các chuyên gia đã thấy rằng với 4 động cơ này, máy bay không thể vượt qua rào cản âm thanh nên đã tiến hành thay thế các động cơ, nhưng máy bay vẫn không thể đạt được tốc độ siêu thanh.

Đến năm 1961, Liên Xô chính thức hủy bỏ dự án M-50 vì đặc điểm thiết kế không phù hợp với thực tiễn, cũng là để tập trung vào phát triển tên lửa đạn đạo và chương trình chinh phục không gian.

Máy bay Mi-12

Cho đến nay, Liên Xô vẫn giữ kỷ lục về mẫu trực thăng lớn nhất và nặng nhất từng được chế tạo. Đó là máy bay trực thăng vận tải Mi-12. Đặc điểm của trực thăng này là kiểu cánh quạt nâng kép đặt 2 bên trái-phải được điều khiển bởi 4 động cơ D-25VF.

Tổ lái của máy bay bao gồm từ 6 đến 10 người. Trọng lượng rỗng của máy bay Mi-12 tới 69 tấn. Chiếc trực thăng có thể đạt tốc độ lên tới 260 km/giờ và có thể bay tới độ cao 3.500m. Chiếc trực thăng siêu nặng có sức chứa hơn 30 tấn, có khả năng vận chuyển các bộ phận của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Máy bay này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 10/7/1968.

Chiếc trực thăng này đã ra mắt công chúng vào năm 1971 tại Triển lãm hàng không Paris Le Bourget và đã gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên, máy bay Mi-12 đã không được sản xuất hàng loạt vì đến thời điểm lúc bấy giờ, Liên Xô đã chế được các tên lửa chiến lược nhẹ và hoạt động hiệu quả trên các bệ phóng di động.

Do đó, các máy bay trực thăng thuộc lớp nhẹ hơn đã đáp ứng tất cả các nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Liên Xô và họ không còn cần một loại máy bay trực thăng nặng như chiếc Mi-12. Nguyên mẫu đầu tiên của máy bay này hiện được đặt tại Nhà máy Trực thăng Moscow, còn chiếc thứ 2 được chuyển đến Bảo tàng Không quân ở Monino.

Máy bay VVA-14

Ngày 4/9/1972, các chuyên gia Liên Xô đã cho một chiếc máy bay thí nghiệm VVA-14 có sự kết hợp các chức năng của thủy phi cơ, máy bay ném bom và máy bay ném ngư lôi cất cánh. Máy bay này là sản phẩm do kỹ sư Robert Bartini thiết kế. Đây là thủy phi cơ cất cánh thẳng đứng, được cho là có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt nước. 

Theo kế hoạch ban đầu, máy bay VVA-14 sẽ được đưa tổ hợp không quân chống tàu ngầm, bao gồm 1 chiếc máy bay, hệ thống ngắm và phát hiện mục tiêu Burevestnik, vũ khí chống tàu ngầm và hệ thống tiếp nhiên liệu.

Tổ hợp này được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt các tàu ngầm của đối phương ở khu vực cách xa nơi cất cánh từ 1.200 đến 1.500 km, cả khi hoạt động độc lập cũng như khi được sự yểm trợ của các phương tiện khác của Hải quân.

Tuy nhiên, do những khó khăn với động cơ cất cánh thẳng đứng, Liên Xô sau đó chỉ chế tạo một nguyên mẫu có thể biến máy bay thành một ekranoplan - một loại phương tiện di chuyển được xem là sự kết hợp khá độc đáo giữa tàu thủy và máy bay, vừa có thể được xem là một loại thủy phi cơ vừa là một tàu đệm khí, sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển. 

Thiết bị này đã được thử nghiệm tại Vịnh Taganrog ở Biển Azov vào năm 1976. Có điều, dù theo thiết kế, máy bay phải có khả năng cất cánh thẳng đứng nhưng Cục Thiết kế Kỹ thuật Rybinsk vẫn không hoàn thành việc phát triển các động cơ, dự án sau đó đã dừng lại vì không đạt yêu cầu. Nguyên mẫu duy nhất của máy bay VVA-14 được đặt tại Bảo tàng Không quân ở Monino.

Máy bay MiG-1.44

Từ trước khi bắt tay vào dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA (sau này được đặt tên là Su-57), Liên Xô đã bắt đầu thiết kế các máy bay thế hệ này. Cụ thể, năm 1983, Cục thiết kế Mikoyan của Liên Xô đã bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu toàn diện, theo đó phát triển các máy bay chiến đấu, động cơ, hệ thống điện tử và vũ khí. Năm 1987, dự án này đã được phê duyệt và đến năm 1991, thiết kế phác thảo của máy bay chiến đấu đa chức năng với mã số MFI đã hoàn tất.

Theo thiết kế, máy bay này có thể đạt tốc độ lên tới 3.210 km/giờ, có thể hoạt động ở độ cao 20.000m. Máy bay có tầm bay xa ít nhất là 4.000km. Đây được kỳ vọng là chiếc máy bay siêu cơ động, với kỹ thuật tàng hình, siêu thanh. Song, dự án này đã bị dừng lại vào năm 1991 do tình hình chính trị.

Đến năm 2000, nguyên mẫu của máy bay này đã cất cánh, việc chính phủ Nga năm 2002 quyết định thực hiện dự án chế tạo máy bay Su-57 đã khiến dự án MFI bị chôn vùi. Nguyên mẫu duy nhất của dự án này được lưu trữ trong Viện nghiên cứu hàng không Gromov ở thành phố Zhukovsky gần Moscow.

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.