Những đơn vị nào được Bộ Y tế phân bổ vắc xin COVID-19 đợt 2?

Lực lượng cán bộ y tế được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: Thiêm Nguyễn
Lực lượng cán bộ y tế được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: Thiêm Nguyễn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều tối ngày 7/4, Bộ Y tế đã có Quyết định số 1821/QĐ-BYT về việc phân bổ vắc xin COVID-19 đợt 2. Theo đó, có 811.200 liều vắc xin của Astra Zeneca do COVAX viện trợ được phân bổ cho 63 tỉnh, thành cùng các lực lượng công an và quân đội.

Theo quyết định của Bộ Y tế, TP HCM và Hà Nội là 2 địa phương được phân bổ vắc xin nhiều nhất, trong đó TP.HCM trên 56.000 liều, Hà Nội trên 53.000 liều.

Tiếp đến là các địa phương có dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua, như tỉnh Hải Dương trên 43.000 liều, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An được phân bổ 18.000-20.000 liều/địa phương. 

Các địa phương khu vực phía Nam cũng được phân bổ số lượng lớn với 245.350 liều, trong đó, CDC Cần Thơ nhận 6.700 liều, CDC Đồng Tháp 16.150 liều, CDC Bình Dương 15.100 liều...

Khu vực Tây Nguyên nhận 49.000 liều. Cụ thể, CDC Kon Tum có 8.400 liều, CDC Đắk Nông 9.000 liều, CDC Gia Lai 15.900 liều, CDC Đắk Lắk 15.700 liều.

 Ngoài ra, trong đợt này, Bộ Y tế cũng quyết định phân bổ tới lực lượng công an 30.000 liều; lực lượng quân đội 80.000 liều; Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia 20.000 liều. 600 liều vắc xin AstraZeneca cũng sẽ được kiểm định và lưu mẫu tại Viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế.

 Theo Quyết định của Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực thực hiện tiếp nhận, gửi mẫu kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển vắc xin ngay tới các địa phương, đơn vị theo danh sách để tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.

 Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị tiếp nhận vắc xin, bảo quản theo quy định và triển khai tiêm chủng ngay khi tiếp nhận vắc xin cho các đối tượng theo đúng Nghị quyết số 21, hoàn thành trước ngày 15/5 (đối với các đối tượng đã tiêm vắc xin đợt 1 thì triển khai tiêm mũi 2 khi đủ thời gian 4 tuần trở lên kể từ ngày được tiêm mũi 1). Đồng thời, báo cáo kết quả tiêm chủng về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý.

 Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ động tiếp nhận và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng theo thẩm quyền quản lý gồm các lực lượng Trung ương và địa phương, hoàn thành trước ngày 15/5 (đối với các đối tượng đã tiêm vắc xin đợt 1 thì triển khai tiêm mũi 2 khi đủ thời gian 4 tuần trở lên kể từ ngày được tiêm mũi 1); thực hiện quản lý, sử dụng vắc xin hiệu quả, đúng đối tượng theo quy định và thông báo kết quả tiêm chủng về Bộ Y tế.

 Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, khu vực, các đơn vị tiếp nhận, sử dụng vắc xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo cáo theo từng nguồn vắc xin được phân bổ cho các địa phương.

 Đối với các đối tượng đã tiêm vắc xin đợt 1 theo Quyết định số 1469/QĐ-BYT ngày 6/3/2021 của Bộ Y tế thì triển khai tiêm mũi 2 khi đủ thời gian 4 tuần trở lên kể từ ngày được tiêm mũi 1.

 Trong đợt 2, đối tượng tiêm sẽ mở rộng ra 10 nhóm ưu tiên (giáo viên, người làm trong các dịch vụ thiết yếu như cung cấp dịch vụ điện nước, nhân viên hàng không, nhân viên hành chính…

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.